KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 9. Hậu Thiên Bát Quái-một sản phẩm trí tuệ của người Việt. Phương pháp viết quái theo ba lớp qua suy luận chẵn lẻ.

ý kiến của bạn

Phương pháp viết quái theo ba lớp qua suy luận chẵn lẻ:

Để giải quyết việc lồng hai đồ hình Tiên Thiên và Hậu Thiên, người nghệ nhân đã tìm ra phương pháp: làm thêm vòng tròn khác chứa tư tưởng Tiên Thiên, chứa tư tưởng Khảm chủ tế và quy luật vận hành Đất-Nước:

Đó là vòng tròn chứa 10 nai-8 chim-10 nai-6 chim. Ý tứ thêm 10 nai vào đây khá rõ: nghệ nhân muốn phân biệt hai nhóm đối xứng là Nai-Chimó  Nai-Chim hay là 18-16 Nếu tính Nai-chim thì ta có hai nhóm 18 động vật và 16 động vật. Lại lần nữa thấy cặp số 18 và 16 chỉ việc Khảm chủ tế và vận đông uyên nguyên Đất-Nước. Còn đường đối xứng qua vòng tròn này chính là đường chia 6 chim và 8 chim ra làm đôi. Ta nhận được công thức mã hóa quen thuộc 3-3---4-4. Người xưa không thể vẽ khác được vì chỉ như vậy mới hiển lộ các nhóm 18-16 và 3-3---4-4.

Khi tính số Hà Đồ ta phải phân tích theo 4 cụm nên chúng ta phải phân trống ra bốn cụm với hai cặp có tính tương đương nhau để giải mã. Còn bây giờ ta lại tính bát quái, mà ở đây có 10 cụm theo từng cặp sau:

Mà chúng ta chỉ có 8 quái thôi, phải loại cặp nào không tính? Lại một câu hỏi IQ quen thuộc: trong 5 cặp trên, cặp nào khác nhất? Quý vị dễ dàng nhận thấy đó là cặp cụm ba người giã gạo. Vì bốn cặp có những khác nhau rất rõ giữa hai đơn vị trong cặp, còn cặp người giã gạo thì không có. Vậy ta đã có 4 cặp của 8 đồ hình đối xứng nhau. Ta xét từng cặp một:

Cặp thứ nhất: Hai cái Đình.

Tôi cho rằng đó là hai cái đình. Và bất kỳ một làng xã nào của Việt Nam xưa đều có hai cái Đình: một để cúng Trời, hai để cầu mùa màng, hội hè. Cũng giống như trường hợp trống đồng Sông Đà, chúng ta có thể tiên đoán hai cái đình này biểu thị trục thiêng liêng nào đó. Có hai trục thiêng liêng: trục Càn Khôn-Trời Đất và trục Đất Nước. Ta thử xem có đúng vậy không?

Hình bên phải có số 15. Ta đã quên chuyện người nghệ nhân làm sai rồi, vậy 15 chính là Trời vì các lý do chúng tôi cũng đã nói đến chương trước: thứ nhất-15 có thể chia thành 3 lớp mỗi lớp 5 thành Càn, thứ hai- 15 mod (8)=7=Càn. Thứ ba- chúng ta thấy số cánh sao là 14-số Hậu Thiên, 15=1(mod 14). Đây là số 1 lớn nhất của trời đất chỉ Trời. Tức là số hiện hữu, tồn tại. Chỉ có Thái Cực là tồn tại vĩnh viễn. Còn một điều nữa khẳng định đấy là Trời: ta thấy người trong đình giơ hai tay lên Trời. Vậy đồ hình bên phải chính là Càn.

Đồ hình bên Trái có số 14. Số 14 biểu thị cho Hậu Thiên (trời đất phân đôi và tổng các lượng số hai phần bằng 28/2=14), đối xứng với Tiên Thiên. Tiên Thiên chỉ Trời vậy Hậu Thiên chỉ việc Đất. Chính thế 14 chỉ thị Khôn. Thứ hai 14=0(mod 14). Số không lớn nhất đối với số hiện hữu, tồn tại nghịch với Thái Cực. Vậy 14 cũng chỉ thị Khôn theo lẽ này. Thứ ba, hình người ở trong đánh trống cho việc hội hè (phần thuộc Hậu Thiên) nên cũng chỉ thị Khôn (chú ý có thể đánh trống ở các chỗ khác thì không suy ra Khôn, nhưng đây là đánh trống trong Đình). Thứ tư, ở bên phải của khung Đình (hữu Nòng) có một vòng tròn biểu thị đây chính là phần Nòng lớn nhất. Có nghĩa là Khôn.

Ta có cặp Càn-Khôn.

Cặp thứ hai: Hai cái nhà. Mã hóa quái bằng 3 lớp: nóc nhà, trong nhà và đế nhà.

Nguyên tắc viết cũng theo từ gần tâm ra: gần tâm viết trước, xa tâm viết sau. Như vậy, ta có hai quái sau: 2-3-3, 1-2-4 hay chuyển qua ngôn ngữ Nòng Nọc ta được NòngNọcNọc, NọcNòngNòng hay là Tốn và Chấn. Như thấy, nghệ nhân không thể nào vẽ hình trái-trong nhà số khác ngoài 3 được. Ngoài ra, để khẳng định lớp 3 của hình bên phải phải là Nòng còn một lý nữa: đó là có người bên hữu. Nên lớp dưới là Nòng vậy lớp dưới của hình đối nó là Nọc. Như vậy ta nhận được cặp Tốn-Chấn. Đến đây, quý vị có thể thấy vì sao nghệ nhân bắt buộc phải vẽ trẻ em. Vì ông không thể vẽ cái nhà thứ nhất, lớp 2 bằng số chẵn được hay chính xác hơn là số 2. Chính vì thế, ông phải nhờ đến trẻ em và nhờ cụm 7 người cũng vẽ trẻ em để tạo ra một quy luât. Thật vô cùng thông minh.

Cặp thứ ba: Hai cụm 4 người đánh trống.

Ta lại ra một quy luật tính cho hai đồ hình này: Trước theo chiều chuẩn, sau theo tính gần xa tâm. Có một câu hỏi: Sao lạ? Tại sao lúc xét đồ hình hai nhà cũng chia làm ba lớp như vậy, tác giả không đặt ra vấn đề chiều chuẩn mà đến đây lại đặt ra quy luật đó? Không có gì vô lý cả. Nếu quý vị cũng đặt ra tiêu chuẩn đó cũng không thể lật ngược lại kết quả bởi vì người nghệ nhân đã tính toán một cách tài tình. Nếu ta vẽ một đường từ tâm ra như dưới đây ta sẽ thấy sự khác biệt chỉ có trong hai đồ hình sau còn hai hình nhà thì các vật để tính số thì hầu như đến cùng một lúc:

Vì thế, khi xét hai nhà vấn đề chiều chuẩn không cần đặt ra. Hơn nữa, mỗi cặp đối xứng khác nhau ta có thể đưa ra những quy luật khác nhau để tính làm sao cho hợp logic. Thật ra, việc đặt ra chiều chuẩn là do vật lạ cách chiều chuẩn khá xa và tại sao không đặt bên trái mà đặt bên phải nếu cho là từ tâm ra thì 1 nào không 1, việc gì phải để bên phải xa thế. Hoàn toàn hợp lý khi cho người xưa đã lồng tư tưởng chiều chuẩn vào.

Vậy ta có sắp xếp sau: hình nhóm người đánh trống bên trái sẽ được phân lớp như sau: 1 người đứng lên, 3 người ngồi và 4 trống, còn nhóm người đánh trống bên phải được sắp xếp như sau: 4 người ngồi, 4 trống và 1 vật lạ. Như vậy ta có cặp quái sau: 1-3-4, 4-4-1. Theo ngôn ngữ Nòng Nọc sẽ là NọcNọcNòng và NòngNòngNọc hay Đoài-Cấn. Chúng tôi cho rằng chính xác cặp này người nghệ nhân muốn mã hóa. Bởi vì, tại sao không để vật lạ ở dưới cùng? Để đâu nữa, không còn chỗ để đặt nó vào. Nếu để vào phần trống ở dưới thì ta lại nhận một Nọc thay vì Nòng. Nếu muốn diễn tả quái 1-4-4 thì sao ông không đơn giản vẽ hình tượng lạ ở phía bên trái cho khỏi có những hiểu lầm không đáng có. Vậy ông vẽ bên phải chính nhằm mục đích khác, mục đích làm cho người xem thấy quy chiếu của chiều chuẩn. Ngoài ra, ông để bên phải vì có tác dụng đập vào mắt người khác tính khác biệt rất xa của một người đứng lên và một vật lạ treo lửng lơ. Rồi tại sao không vẽ người bên phải cũng đứng lên? Cũng không được bởi vì lúc đó lớp giữa của cụm bên phải sẽ là Nọc thay vì Nòng. Như vậy, khi vẽ một cách ngược đời: một người đứng lên bên trái của hình trái và vật lạ treo lơ lửng bên phải của hình phải nghệ nhân đã có ý mã hóa Đoài-Cấn. Sự lệch lạc bất tương xứng của hai cụm người đánh trống thì ai ai cũng dễ chấp nhận với chúng tôi là dùng để mã hoá cái gì đó. Còn mã hoá gì thì chúng tôi đã luận ra như trên.

Cặp thứ tư: Hai cụm người 6, 7.

Thật ra cần gì phải tính với toán. Bởi vì, ta đã vẽ xong 6 quái, còn hai quái Khảm-Ly dựa trên Hà Đồ thì suy ra Khảm phải nằm ở khu vực 6, Ly khu vực 7 người. Nhưng, tôi cho rằng người xưa với tinh thần trách nhiệm phải hiển thị đầy đủ Bát quái. Và sự hiển thị này ngược lại cung cấp cho chúng ta một bằng chứng khẳng định lần thứ hai. Và chúng ta có đến hai lần khẳng định chứ không phải một. Tức là, khi đã ta có một chút gì đó nghi ngờ cách biểu diễn quái nào đó, thì sự tin chắc vào các cách biểu diễn các quái còn lại làm chúng ta khẳng định ngược lại, quái vừa nhận chính xác được biểu diễn như vậy.

Vậy còn lại hai cụm người. Hai cụm này làm sao chia làm ba lớp. Dĩ nhiên là phải chia theo phép đối xứng, phép bình quân và quán chiếu theo chiều chuẩn. Ta thấy chỉ có một cách chia hợp lý nhất như sau:

Đặt một quy tắc: người cuối cùng của từng nhóm mang tính Nòng Nọc của lớp đó. Theo quy tắc chiều chuẩn ta nhận được hai quái tương ứng: NòngNọcNòng và NọcNòngNọc hay là Khảm và Ly. Chúng tôi cho rằng, người nghệ nhân đã dùng chính quy tắc này để mã hóa. Bởi vì, với triết lý trọng nước lúc bấy giờ, ông phải chú trọng vào việc mã hóa Khảm hơn Ly (cũng vì Ly tự động được suy ra từ Khảm). Và thực tế đã chứng minh điều này. Ta thấy với nguyên tắc trên thì nếu tính từ trái qua phải hay từ phải qua trái, ta đều nhận được Khảm. Chứng tỏ một điều người nghệ nhân muốn nhấn mạnh đây là một quái không có các lớp giống nhau nhưng quay ngược xuôi đều được. Việc nhấn mạnh cho quái Khảm này không thể lặp lại cho Ly được vì rằng cụm bảy người dưới cũng phải dùng để luận cho Hà Đồ. Nghệ nhận bắt buộc phải làm người đầu tiên bằng không (tức không có vòng tròn nào) vì muốn nhấn mạnh trẻ em cùng một nội dung phải bị loại ra trong phần luận Hà Đồ. Với điều kiện này, nghệ nhân không thể làm toát lên tính xoay ngược xuôi của Ly, ông chuyển sang mã hóa một cách tuyệt đẹp cho Khảm. Phải nói ông tính rất cẩn thận: ông sợ có người nghĩ ra cần tính số của Hà Đồ là phải theo nguyên tắc trẻ em không tính vào, cũng nghĩ trong trường hợp giải mã Hậu Thiên cũng bỏ trẻ em đi. Vì thế, nên trong cụm 7 người ông phải làm cho người đầu tiên của nhóm 2 là Nọc. Bằng cách này, nếu có ai bỏ trẻ em đi và phân theo từng nhóm 2-2-2 vẫn nhận được quái 1-0-1=Ly.

Chúng ta dễ thấy là người nghệ nhân tài hoa đã làm hết tất cả các quái theo ba lớp. Và rất khó, vô cùng khó khi chúng ta có thể hiểu lầm, giải lầm một quái nào đó. Bởi vì, khi mã hoá tất cả các quái thì sự đúng đắn của quái này ràng buộc vào với quái kia. Rồi vì sao phải viết các lớp từ trong ra thật đơn giản và nếu nhìn vào trống đồng ta mới thấy đơn giản. Đó là vì giữa trống đồng bao giờ cũng có mặt trời chủ đao. Nên việc viết các lớp phải từ mặt trời ra, tức lớp càng gần trời thì càng đóng vai trò chủ đạo để tạo nên số của quái. Còn nếu vẽ như người Trung Hoa không có mặt trời chủ đạo thì khó giải thích. Vậy rõ ràng, nguyên tắc viết từ trong ra đã được người nghệ nhân trống Ngọc Lũ đã làm ra. Hay chính đó là quy tắc viết chung khi diễn tả Dịch(diệc) văn của người Việt cổ lúc bấy giờ.

Như vậy, chúng ta đã kết thúc xong phần giải mã các quái của Hậu Thiên. Một lần nữa ta lại nhận được Bát quái giống như trường hợp Sông Đà: