KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 8. So sánh hai Kinh Dịch.

ý kiến của bạn

11.      Chữ S và chiều của hai Nghi:

Dịch Trung Hoa chưa hề đặt vấn đề chữ S và chiều của hai nghi. Trong khi chữ S được hiển thị ít ra trên hai trống đồng: trống đồng Đông Sơn và Phú Xuyên. Chữ S cũng rất quan trọng cho việc chứng minh nền tảng Âm Dương và nền tảng Nọc Nòng khác hẳn nhau. Nền tảng Nọc Nòng thì khi vẽ một đường nối các số (tức quái) với nhau từ 7 đến 0 thì ta được chữ S. Và các số cách nhau là 1. Còn nền tảng Âm Dương không thể như vậy, vì dụ lý luận dương lớn nhất = 4 thì âm lớn nhất bằng -4. Vậy bên phần Dương lẫn phần Âm các quái có số lệch bằng 1 nhưng từ Dương qua Âm lại lệch 2!!! Mất tương xứng và cân đối.

12.      Thái Cực đồ:

Thái cực đồ Trung Hoa không diễn tả được hết tính lượng số hay % Âm Dương của các quái trong Thái Cực. Chúng được vẽ ra để có vẽ không mang hình dáng của hai thể của nó. Lại chua thêm hai vòng tròn ở giữa không để làm gì cả càng làm cho ta cảm thấy nghi ngờ. Nghi ngờ nó đẹp quá so với cái bản thật ban đầu. Sự trau chuốt trong Thái Cực đồ bỏ qua tính lượng số của nó chỉ có thể do người sau làm ra và người này cũng không hiểu tính chất số của Thái Cực Đồ. Nếu nói trong Âm có Dương cần phải chua thêm hai vòng tròn chúng tôi cho rằng khá khiên cưỡng. Bởi vì khi nhận thấy Thái Cực Đồ là tổng thể của hai bản thể đối kháng nhau, thì hai bản thể này là hai nguyên tử xây nên Thái Cực. Nó phải rạch ròi, thuần chủng mới toát lên triết lý tuy hai mà một tuy một mà hai. Còn vì sao trong Âm có Dương thì lại khác. Hai lưỡng nghi là hai bản thể của Thái Cực, chúng xoắn lấy nhau trong một vòng ôm uyển chuyển không tách rời. Nhưng các sản phẩm của chúng như Tứ Tượng, Bát Quái lại mang tính trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Không có Tứ Tượng và Bát Quái nào tuyệt đối Âm hay tuyệt đối Dương. Thái cực đồ Việt Nam trong tranh Đông Hồ đã thể hiện tính số rất tuyệt vời đồng thời cũng mang hình dáng của các con của nó. Đúng như logic khởi thuỷ là Cóc-Nòng Nọc. Vừa mang tính thuần nghi, lại có tính không có gì tuyệt đối của các sản phẩm.

13.      Trùng quái:

Việc trùng quái rất có thể xảy ra ngay từ lúc có Tiên Thiên Bát Quái. Vì việc chồng các lớp lên nhau là việc làm khá dễ hiểu và rất tự nhiên. Thậm chí, rất tự nhiên đối với việc sắp xếp số bởi 4 hay 5 lớp nhị thể. Người Trung Hoa có thể nghĩ như vậy, người Việt Nam cũng có thể làm như vậy. Hoàn toàn không có gì phức tạp và uyên bác ở đây cả. Nhưng chính ở đây cho thấy người Trung Hoa không có ý tưởng số học của quái. Trong khi người Diệc đã không ít lần ghi số 18, 16, 45, 36. Có những số mang 4 lớp, 5 lớp nhưng vẫn ngụ ý thành 6 lớp để cho ra Thuần Khảm, KhảmKhôn, Thuần Chấn….Người Trung Hoa không biết điều đó chỉ biết chồng đè chúng lên nhau. Trùng quái nếu được xây dựng từ Tiên Thiên sẽ ra cái gì? Không ra cái gì cả ngoài cái Tiên Thiên Bát Quái có quy mô to hơn. Vậy ý nghĩa trùng quái có được khi diễn tả các vấn đề Hậu Thiên. Ý nghĩa vật lý ở đây khá rõ: nguyên tử xây dựng nên Tiên Thiên hay Thái Cực Đồ là hai Nghi. Chúng hình thành nên các quái là các phân tử gắn liền nhau không tách rời của Thái Cực Đồ. Tuy nhiên đến khi vũ trụ hình thành thì các phần tử này chính là những nguyên tử tạo nên vũ trụ. Hay nói cách khác các quái chính là nguyên tử tạo nên mọi vật của vũ trụ đã thành hình. Dịch Trung Hoa rất mơ hồ khi giải thích sự liên quan mật thiết giữa trùng quái và Hậu Thiên. Còn nếu giải thích bằng nguyên tắc số học thêm các điều kiện nhất định thì chúng ta nhận được một Bát Quái duy nhất. Như trong trường hợp Dịch Việt Nam. Hậu Thiên có được do các quái của Tiên Thiên chồng lên nhau (hay tương tác nhau) nên nó mang ý nghĩa của trùng quái. Nhưng vì đồ hình chỉ có 8 quái nên người xưa làm nên đồ hình Hậu Thiên sao cho mang ý nghĩa trùng quái theo trật tự Tiên Thiên cao nhất. Giống như chúng tôi đã phân tích ở chương trên.

14.      Khảm bắt đầu:

Kinh Dịch Trung Hoa chỉ đưa ra câu: đầu tiên có nước. Lại như trên trời rơi xuống. Đành rằng có thể đó là triết lý của họ. Nhưng ít ra trong rất nhiều cổ vật họ hay trong nhiều truyền thuyết của họ cho thấy người Trung Hoa cổ yêu nước. Còn như trong hệ thống truyền thuyết lẫn các cổ vật của các cư dân Việt cổ đều chỉ ra cho ta thấy việc sùng bái nước của người Việt Nam. Đặc biệt nhất là số 18 chỉ cho thấy tính sùng Nước lẫn tính trùng quái trong vấn đề Hậu Thiên.

15.      Hà Đồ và Lạc Thư:

Câu chuyện về Hà Đồ và Lạc Thư quả là bi kịch cho Kinh Dịch Trung Hoa. Về mặt toán học thuần tuý, hai đồ hình này đều có thể dùng để luận Hậu Thiên. Thế nhưng, người Trung Hoa hoàn toàn sai lầm khi họ cho rằng từ Hà Đồ có thể suy ra Tiên Thiên. Họ không hề chỉ ra logic nào để từ Hà Đồ mà suy luận ra Tiên Thiên. Còn câu chuyện Lạc Thư với tổng các giá trị hàng ngang, hàng dọc, hàng chéo đều bằng 15 cùng với độ số nhầm lẫn đã làm người Trung Hoa đưa ra logic lủng củng để dựng nên Hậu Thiên với những lý giải luộm thuộm như ở chương “Nghi án Kinh Dịch” mà chúng tôi đã phân tích. Còn nếu theo Dịch Việt Nam thì thật rõ ràng. Tiên Thiên được xây dựng không phải từ Hà Đồ. Nó được xây dựng nên bởi lý luận logic đơn giản: một nghi Nọc được vẽ theo chiều chuẩn Càn-Đoài-Ly-Chấn, còn nghi còn lại được xây dựng sao cho tổng các số đều bằng 7-tượng trưng cho Bắc Đẩu, cho Càn, cho Trời. Còn Hậu Thiên cũng không cần xây dựng từ Hà Đồ. Nó được xây dựng trên cơ sở Trùng Quái với sự vận hành giống Tiên Thiên của các trùng quái đối xứng. Dĩ nhiên với các điều kiện nhất định, các điều kiện này cũng được thể hiện qua triết lý sống của người Việt như Khảm bắt đầu. Thật ra, với nguyên tắc trùng quái-tức nguyên tắc Hậu Thiên hình thành phải từ sự giao lưu giữa các quái-các phân tử của Tiên Thiên là trọng tâm để xây nên Hậu Thiên. Vì rằng, như đã chứng minh trên, nếu không kể Khảm bắt đầu thì ta có thể xây dựng được một Bát Quái giống hệt Hậu Thiên Lạc Việt. Còn Khảm bắt đầu chỉ cho ta định vị địa điểm của Khảm ở cung Bắc mà thôi. Người Trung Hoa hay làm rất lạ là cứ lấy cái phức tạp để suy ra cái đơn giản. Muốn biết 23 bằng bao nhiêu đầu tiên phải biết định nghĩa của luỹ thừa đã chứ. Mà muốn có định nghĩa luỹ thừa thì phải biết phép nhân đã chứ. Rồi muốn biết phép nhân phải biết phép cộng đã chứ…Hà Đồ được xây dựng bằng các số thập phân để số hoá Hậu Thiên. Những ưu điểm của nó đối với Lạc Thư chúng tôi đã phân tích ở trên. Ngoài ra, chúng tôi đã phân tích có thể từ Hậu Thiên mà suy ra Hà Đồ cũng có thể từ Hà Đồ suy ra Hậu Thiên. Bởi vì Hà Đồ nó hợp với Hậu Thiên quá, hay chúng hợp với nhau như hai vế khẳng định tương đương vậy. Việc số hoá cũng được chứng minh qua sở thích suy luận logic bằng số học của cư dân Việt cổ. Như việc lấy số của các quái làm chuẩn, việc mã hoá Tứ Tượng-Tiên Thiên bằng cặp 3-3---4-4. Đó đã chứng minh một quy trình số luận xuyên suốt từ đầu chí cuối của Kinh Dịch Việt. Những suy luận sai lầm của người Trung Hoa đã vô hình chung chỉ ra việc họ đã thấy đâu đấy các đồ hình, không hiểu chúng từ cội rễ họ bịa ra những truyền thuyết và nguyên lý tính toán lủng củng và cuối cùng là past lại. Trường hợp Hậu Thiên quả là bi kịch cho họ, vì rằng khi có (bằng cách nào đó) đồ hình mã hoá Hậu Thiên-Hà Đồ và khi được giải thích qua loa các nguyên tắc tính toán (của một trí sỹ bị bắt nào đó hay của một ông sứ nào đó. Mà vì là sứ và trí sỹ của nước khác nên các vị này đã giải thích qua loa, không cặn kẽ. Họ không dại gì giải thích cặn kẽ bởi vì Hậu Thiên Bát Quái là cái tiền đề quan trọng để chiêm nghiệm thiên văn và vũ trụ.), người Trung Hoa đã cố công xây dựng lại Hậu Thiên Bát Quái. Nhưng họ đã không thành công vì đã không chú ý đến ý tưởng trùng quái trong đồ hình Hà Đồ.

16.      Nam tả nữ hữu:

Với trống đồng có vẽ Mặt Trời ở trong thì Hà Đồ tuy mang sắc thái từng cặp số nhưng có ngụ ý phân bố vị trí tương đối của hai số Chẵn và Lẻ. Từ đó cho ra đồ hình Hà Đồ vuông có thể luận ra Hậu Thiên. Chính vì thế mà triết lý Nam tả Nữ hữu đã in sâu đậm vào văn hoá Việt. Còn đối với dân tộc Trung hoa rất ghét “lề thói Man Di” thì thật tình không hiểu nỗi vì sao Lạc Thư lại có phong cách giống Hà Đồ vuông? Mặc dù, nếu chọn trục 1-7 là trục Bắc Nam thì có hai đồ hình mang tính chất của Lạc Thư.

17.      Hậu Thiên Bát Quái:

Dịch Trung Hoa cho rằng Hậu Thiên Bát Quái được xây dựng từ Lạc Thư. Còn Dịch Việt: Hậu Thiên Bát Quái được mã hoá bằng Hà Đồ. Tất cả ưu khuyết điểm của hai cách luận này chúng tôi đã viết trên. Logic lý luận tổng các độ số=6 qua mod 9 và chỉ chừa mỗi trục Khảm-Ly=9 không thoả đáng. Lủng củng, luộm thuộm, không nhất quán. Trong khi logic làm sao bằng 8 quái có thể ghi lại sự vận động như Tiên Thiên Trùng Quái (giống Tiên Thiên vì nó cũng đi từ Trùng quái to nhất đến trùng quái nhỏ nhất theo chữ S thiêng liêng. Và tổng số (không phải độ số) của hai quái đối diện cũng phải bằng 7 (nguyên tắc con giống mẹ. Ở trên tôi đã chứng minh bằng đối xứng chỉ có các bát quái thuộc nhóm F1,8 là có tính đối xứng cao và giống nhau các loại đối xứng lẫn các chi tiết đối xứng).) đã chứng minh ưu điểm tuyệt đối của nó trong lý luận logic. Khi đặt ra bài toán trên, ngài Văn Vương đã chọn bừa một bát quái (chắc ông ta thích nó lắm). Trong khi đáp án có đến 24 bát quái như thế. Còn trong Dịch Việt với lý luận logic toán học chặt chẽ-chứ không phải những giải thích rắm rối-không hiểu từ đâu ra, ta có thể tìm ngay ra một bát quái thoả mãn theo quy luật số. Trong cả một quy trình xây dựng lý thuyết nào đó, điều quan trọng người ta phải bám theo các tiên đề khởi thuỷ của nó. Dịch Trung Hoa đùng một cái từ cái phức tạp như Hà Đồ họ suy ra cái quá đơn giản như Tiên Thiên. Sau đó, không cần đếm xỉa gì đến những phát minh trước, hay tiên đề ban đầu, họ đùng một cái bê ngay Lạc Thư vào để tính Hậu Thiên. Thế có một ngài khác cũng lấy một đồ hình số quan trọng khác rồi cũng đưa tư tưởng quái với các độ số quái dị vào để tính Bát Quái Hậu Thiên thì ngài Văn Vương sẽ tranh luận ra sao với ông ta. Chả nhẽ cứ cãi xoay cuồng là đồ hình của tôi đẹp hơn của ông. Để hiểu tính khập khiễng không nhất quán của lý thuyết xây dựng Hậu Thiên Văn Vương chúng ta xem lại bảng so sánh sau:

Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương sau bao hồi trầm luân, qua bao nhiêu chông gai hiểm trở nhờ vào tài các thánh nhân Trung Hoa cuối cùng vẫn thành hình-dĩ nhiên không hiểu là hình gì. Kể cả thêm luôn điều kiện trời đất chia đôi vào cũng vô cùng khó mà suy ra một nghiệm duy nhất. Trong khi điều kiện đó phải là một hệ quả của sự hình thành Bát Quái Hậu Thiên. Còn Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc được hình thành qua một chuỗi suy luận logic toán học, đặt nền móng trên hệ nhị phân.

18.      Viết quái từ trong ra:

Nếu vẽ như trống đồng, có đại diện của Thái Cực là Mặt trời ở giữa trống thì ta hoàn toàn hiểu được vì sao có cách viết từ trong ra. Vì rằng, lớp gần mặt trời phải là lớp chỉ đạo, có ý nghĩa tạo nên số của quái. Người Trung Hoa cũng có thể bảo, trong đồ hình Bát Quái của họ có ngụ ý Thái Cực ở trong. Nhưng nếu như thế thì có vẻ cái Bát Quái với mấy vạch cùng Thái Cực đồ trông giản đơn và đẹp quá. Giống như là sản phẩm của người sau. Nó hoàn toàn không phù hợp với trình độ nghệ thuật của người tiền cổ. Ít ra, nếu người Trung Hoa bảo họ vẽ đơn giản Bát Quái trên một vòng tròn có ngụ ý chứa trời bên trong thì họ cần phải trưng ra bằng chứng là trước đó (phù hợp với trình độ khắc hoạ của người xưa) họ đã có những đồ hình vừa mang tính cách khắc hoạ văn hoá vừa mang ý nghĩa Dịch như các trống đồng Việt Nam. Điều chúng tôi muốn nói đó là từ triết lý Dịch xa xưa đến Kinh Dịch hiện nay, người Trung Hoa đã thiếu một mắc xích quan trọng.

19.      Trời Đất tách đôi và Mẹ tròn con vuông:

Trong Kinh Dịch Trung Hoa, “Trời đất tách đôi” đóng vai trò như một điều kiện để làm ra Hậu Thiên. Điều này thật vô lý, bởi vì khi ta vẽ được đồ hình vận động khi vũ trụ thành hình rồi thì chuyện Trời Đất tách đôi phải được suy ra từ đồ hình này. Trong khi Kinh Diệc Việt Nam, bằng số học thuần tuý để suy ra Hậu Thiên cũng chỉ ra ngay nơi nào Trời Đất tách đôi. Nhìn hình dưới, ta thấy ngay đồ hình Bát quái nếu muốn chuyển qua Đồ hình của Trùng quái ta thấy chỉ có thể có 6 trùng quái có thể thành hình. Và 2 trùng quái ở Đông và Tây không có tạo cho ta cảm tưởng các trùng quái đã di chuyển về hai phần khác nhau của vũ trụ. Phần phía Bắc ứng sao Bắc Đẩu, tượng Trời và phần ngược lại hiển nhiên mang tượng Đất. Trong nhiều trống đồng Việt Nam có vẽ 6 con chim chia thành hai cụm giống như hình dưới đây. Và cũng không cần phải đếm có bao nhiêu Nòng bao nhiêu Nọc trong từng phần Trời Đất, người ta có thể thấy ngay trong Bát Quái bộ Trùng Quái thuộc Trời gồm 4 quái hợp thành là: Càn-Khảm-Cấn-Chấn; còn bộ Trùng Quái thuộc Đất gồm 4 quái Khôn-Ly-Đoài-Tốn hợp thành. Lấy tổng của các số hai bộ Tứ Quái ta có mỗi tổng bằng 14.

Trong Kinh Dịch Trung Hoa viện dẫn Hà Đồ có hình tròn còn Lạc Thư có hình vuông nên chính vì thế Hà Đồ sinh ra Tiên Thiên còn Lạc Thư sinh ra Hậu Thiên. Quả là may mắn cho cư dân Trung Hoa xưa vì hồi đó họ chỉ có biết đến một đồ hình như Lạc Thư!!! Nếu có thêm vài đồ hình kiểu khác nữa thì họ chắc phải đau đầu mới tìm ra Hậu Thiên. May lắm thay!!! Thế nhưng, chỉ với đồ hình Lạc Thư mà họ đã lẩn quẩn mãi giữa 24 nghiệm khác nhau, cuối cùng phải chọn bừa cái Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương. Hiển nhiên, nhờ có ngài Văn Vương dũng cảm đối đầu với thực tế và chịu trách nhiệm trước lịch sử: “Vậy đó, ta thích chọn đồ hình bởi vì ta là Thiên Tử. Thế thôi. Chấm hết. Cấm bàn.”. Giá như họ chịu khó suy nghĩ kỹ thì với 8 số Hà đồ với nguyên tắc Dương ở lại còn Âm qua hữu (dĩ nhiên theo chiều ngược kim đồng hồ) thì cũng có một cái đồ hình vuông như Lạc Thư. Vấn đề Mẹ tròn Con vuông nằm ở chỗ khác sâu sắc hơn. Đó là Thái Cực mà đại diện của nó là Tiên Thiên và con của Thái Cực là Vũ trụ với đại diện là Hậu Thiên. Trong Kinh Diệc Việt Nam ta thấy Tiên Thiên Bát Quái tạo thành bởi 8 quái nằm trên mỗi đỉnh bát giác đều. Điều này tạo cho ta cảm giác đó là hình tròn và chính vì thế người ta đã vẽ Thái Cực Đồ là hình tròn. Còn Hậu Thiên có 6 Trùng Quái tách rời ra bởi trục Đông Tây khó có thể vẽ nên hình tròn mà cách vẽ đúng hơn cả là hình vuông (hay hình chữ nhật hoặc hình ellips). Chúng tôi cho rằng, suy luận Tiên Thiên tròn-Hậu Thiên vuông có cơ sở đứng vững hơn Hà Đồ tròn-Lạc Thư vuông.

20.  18-16 hay Khảm chủ tế, vòng vận động uyên nguyên Đất Nước:

Kinh Dịch Trung Hoa không hề chỉ ra nguyên do nào họ chọn Khảm làm phương vị chủ tế. Trong khi như đã phân tích trên Nước là một thành phần không thể thiếu được trong đời sống của người Diệc. Sự sùng bái số 18=Thuần Khảm của cư dân Diệc đã chứng minh điều đó. Lại có câu hỏi: “Nếu như trong triết thuyết Dịch, đồ hình Hậu Thiên là đồ hình trên, vậy có quốc gia nào đặt vòng vận động uyên nguyên bằng tên của một số quái nào đó không?”. Câu hỏi khá quan trọng, bởi vì nếu quốc gia đó không có cổ vật gì dính dáng đến Dịch thì cũng đặt các nhà khoa học một bài toán liên tưởng về một triết thuyết chung cho mọi dân tộc. Còn nếu như quốc gia đó có nhiều cổ vật dính dáng đến Dịch thì phải đặt lại câu hỏi: Có phải chăng Dịch xuất phát từ quốc gia này? Hỏi tức là trả lời: Có, có một dân tộc như thế. Đó là dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam gọi quốc gia là Đất Nước, và vì cũng có thể gọi là Nước nên trong cụm từ trên Nước đóng vai trò chính còn Đất đóng vai trò thứ. Vâng, dân tộc ta đã lấy hai quái của Hậu Thiên để gọi vùng lãnh thổ sinh sống của mình-vùng mà mọi việc Hậu Thiên sẽ xảy ra. Đáng lý vòng uyên nguyên đó phải bắt đầu từ Trời (Càn) và Đất (Khôn). Thế nhưng theo chúng tôi, nếu lấy Trời làm cái bắt đầu của một Nghi Hậu Thiên sẽ dẫn đến hiểu lầm và trái nghịch với nghĩa Hậu Thiên thuần tuý. Hơn nữa, Trời-Càn thì ở xa khó nắm bắt, khó cảm nhận. Vì thế, người Việt cổ đã lấy Khảm-Nước làm đại diện cho phần Trời của Hậu Thiên và Khôn-Đất làm đại diện cho phần Đất của Hậu Thiên. Và điều này không phải lý luận suông: Khi ký hiệu Hậu Thiên bằng Hà Đồ chúng ta thấy ở phương vị 1 là Khảm thì đối nó phương vị 7 phải là Ly, còn số 2 phải bằng 5-5=0=Khôn. Rõ ràng quan niệm Đất Nước trùng khớp hoàn toàn với Hà Đồ: Khảm nằm ở phương vị số lẻ đầu tiên còn Khôn nằm ở phương vị số chẵn đầu tiên. Theo chúng tôi, chính vì sự am hiểu kinh Dịch của cư dân Việt mà họ đã gọi nơi mình sinh sống, đánh bắt, tế thần, nhảy múa, xem sao ngắm trăng là Đất Nước. Đưa Đất Nước vào trong quá trình nghiên cứu Kinh Dịch, chúng tôi muốn khẳng định rằng, tuy đây là bằng chứng nhỏ nhoi nhưng lại là bằng chứng vô cùng quý giá để chứng minh Kinh Dịch là phát minh của người Việt Nam.