KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. 2. Nọc và Nòng.

 

ý kiến của bạn

2. Nọc và Nòng:[37]

Có không biết bao nhiêu dấu ấn của ngôn ngữ Việt về Nọc và Nòng. Và tất cả đều chỉ rõ quan niệm người xưa là Nọc chỉ Nam, Trời, chỉ cây gậy (tượng Càn), sinh thể đàn ông…và Nòng chỉ Nữ, Đất, chỉ tròn, sinh thể đàn bà.

 Tác giả Đạo Kỳ viết trong bài “Ngôn ngữ đời Viêm Việt cổ” có viết:

CÀN = NỌC = CỘC : -Là Trời, là Vua, là Cha, là con Trai.

CÀN=CẦN, CHÀN, CHANG, có nghĩa : Lửa Mặt Trời, Nóng, Nắng, Nọc, phái Nam. Thí dụ :
“-Trời nắng chàn-chang “( trời nắng nóng ) hay “ Tính nết Cộc cằn “ ( Nóng nảy mẩn cảm )

KHÔN= NÒNG = NÔNG : Là Đá + Khí Vũ Trụ, Hoàng Hậu, là Mẹ là con gái. ( Khôn = Đất, Đá rộng bao la, chứa đựng mọi vật trong cỏi tạo sinh, thời mẩu hệ xem người Mẹ là kho tri thức hiểu biết trong cách thức ăn, ở sự hoà nhập sinh hoạt vào thế giới xã hội con người. Khôn là Túi chứa đựng vật chất, hay kho tri thức cuộc sống, thế nên đến nay chúng ta vẩn còn sử dụng từ ngữ thí dụ : “ Túi Khôn Con Người “ hay từ “ Nòng cốt ” ( là cái cơ bản chủ yếu)

KHÔN= HƯ KHÔNG (mang âm tính), NÒNG, NANG, NƯỜNG, NÙNG, Có nghĩa : Khôn là Không, Khôn là Nòng, là Lạnh, là Nàng, là cô Ả, phái nử . là : “Bầu,Túi” chứa đựng sự sinh hoá.

Dưới đây, quý vị sẽ thấy tất cả những quan niệm về Âm và Dương sẽ hoàn toàn được thống nhất nếu ta quán chiếu qua Nòng và Nọc:

Nọc:

 -Trời: Càn là thuần nọc, tính nọc cao nhất thời hậu thiên. Phần II-tính thuần Việt của các quái chúng tôi sẽ phân tích kỹ.

 -Nước: tượng trưng cho nghi Nọc Hậu Thiên. Nọcè Nácè  Nước.

 -Tính đực: heo nọc.

 -Dáng gậy: cái nọc (gậy), Nọcè  cọc, hay Cànè  cằnè cộcè  cọc.

 -Sinh thực nam: Nọc è  Nõn trong lễ rước Nõn rước Nường (hai từ có vẻ giống nhau, tuy nhiên Nường hầu như đã giống Nương đi từ Nòng vì thế hoàn toàn hợp lý khi cho nõn đối với nường là biến âm của Nọc), Nọc(càn:cũng tượng trưng cho nọc thời hậu thiên)è  Cọcè  C. (sinh thực đàn ông)

 -Đàn ông: nọcè  nõnè nãnè nam.

 -Tính lồi, cho ra: nọcè rọc (biến âm quen thuộc n r l) trong ròng rọc. Hay nọcè   nóc(mái nhà nhọn lên trời).

Nòng:

 -Đất: nòngè nương (nương rẫy); nòngè nươngè nuộngè ruộng(biến âm quen thuộc n r l); nòngè nông (nghề làm đất hay nghề làm ruộng).

 -Tính tròn: nòngè  cái nong. Nòngè lòngè l. (sinh thực nữ)è  trôn(trôn ốc)è tròn.

 -Đàn bà: nòngè nương (trong cô nương, chỉ phụ nữ), nàng hay nòngè nương, nườngè nữ.

 -Tính Hậu Thiên: nòngè long (con rồng biểu thị cho Hậu Thiên)

 -Tính lõm vào, thu nhận: nòngè lòng (chỉ nơi chứa, chỗ trũng như lòng chảo), ròng trong ròng rọc.

 -Sinh thực nữ: nòngè   nang (nang mực có dáng sinh thể đàn bà), nòngè nường trong tục rước Nõn rước Nường (chỉ sinh thể đàn bà), nòngè  lòngè   l. (sinh thể đàn bà).

(Ngoài ra từ dọc ngang cũng có lẽ xuất phát từ nòng nọc: nọcè   rọc(biến âm n r l)è dọc(biến âm r d gi); nòngè   nangè ngang).

Những dẫn chứng về ngôn ngữ trên đây đã thấy có rất nhiều biến âm từ nọc nòng ra những chữ nghĩa khác nhau nhưng đều thống nhất một quan điểm: Nọc chỉ Nam, Trời, chỉ cây gậy (tượng Càn), sinh thể đàn ông…và Nòng chỉ Nữ, Đất, chỉ tròn, sinh thể đàn bà. Trong khi đó, Kinh Dịch Trung Hoa cũng có những định nghĩa như trên về Âm(yin) và Dương(yang) nhưng lại ít thấy sự biến âm hợp lý từ các chữ Âm Dương qua những chữ liên quan đến nó (theo định nghĩa). Và những chứng cứ ngôn ngữ này cho chúng ta thấy Kinh Dịch được xây dựng trên lưỡng thể Nòng Nọc của người Việt Nam là đúng đắn.