KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. 3. Lạc Long.

 

ý kiến của bạn

3.      Lạc Long:

Huyền sử có viết, vua đầu tiên của chúng ta là Kinh Dương Vương. Con của ông là Lạc Long Quân. Thế nhưng trong huyền sử xem ra, dân tộc Việt lại tôn vinh Lạc Long Quân là ông thuỷ tổ của mình. Đến bây giờ, dân Việt ta vẫn còn truyền lại cho nhau nghe chuyện Trăm trứng trăm con. Câu hỏi “Lạc Long” có nghĩa là gì vẫn còn mang tính thời sự. Nếu bảo Long là Rồng thì quá ư dễ hiểu cho chúng ta bậy giờ. Bởi vì ngày nay ta thấy Rồng được vẽ khắp nơi. Nhưng tiếc thay, con Rồng không tồn tại, chưa hề tồn tại. Ta biết một con Rồng giả tưởng mà thôi. Vậy thật logic khi cho rằng, phải có con gì trước đó làm người ta nghĩ đó là con Rồng. Tức là người xưa gọi con gì đó là con Rồng, thậm chí không phải Rồng đơn giản mà là Lạc Rồng. Nhìn những con giao long được vẽ trên trống đồng, chúng ta đặc biệt liên tưởng đến con vật mạnh mẽ của vùng sông nước- con cá sấu. Đặc biệt, trên trống đồng Hoà Bình thì sự giống nhau đến kỳ lạ:

Người Việt xưa sống ở vùng sông nước, đánh cá, giăng câu chắc vô cùng sợ và kính con vật này. Vì thế, cá sấu được họ tôn vinh lên thành vật tổ. Có thể người xưa cho rằng, cá sấu cùng với chim Âu kẻ trên trời, người dưới nước tạo nên cái duyên trời đất mà sinh ra dân tộc Việt. Đó chắc cũng là một quan niệm khá phổ biến và thông dụng. Chúng tôi nghĩ có thể, khi tìm ra Kinh Dịch, người Việt cổ đã liên tưởng đến một đấng chúa tể của muôn loài-một đại sứ của Thái cực được cử đến để cai trị muôn loài; theo họ đó là con cá sấu-một linh vật. Linh vật-Đấng chúa tể mà người ta ngưỡng mộ đó phải được đặt một tên hay phù hợp với triết lý của họ (tức là Diệc thư). Và vì Thái cực có hình thể của Nòng Nọc nên đại sứ, đấng chúa tể đấy được gọi là: Nọc Nòng Quân (xin hãy chú ý sự giống nhau giữa mõm các con cá sấu với mỏ các chim, kể cả mắt). Quý vị chắc lại cho vô lý khi đã bảo Cóc là đại diện của Thái Cực mà sao lại bảo cá sấu cũng là đại diện?! Không gì vô lý cả. Con cóc sinh ra Nòng và Nọc tượng trưng cho Thái Cực và nó cũng là kẻ thù của kẻ thù người Việt-nạn hạn hán, nên người Việt gọi nó là cậu ông trời. Và nghĩ nó là phiên bản của Thái Cực (anh em với Thái Cực). Nhưng Cóc không phải con của Thái cực. Còn Thái cực cử con của mình xuống làm chủ tế muôn loài dưới trần gian. Như thế, cũng hợp lý khi nói đấng chủ tế của muôn loài ở dưới trần gian phải là vật mạnh mẽ, đẹp đẽ và họ phải gọi nó bằng tên của cả hai nghi Thái Cực (không thể nào gọi thống nhất làm một được. Vì thống nhất hai nghi chỉ là Thái cực. Hơn nữa thời Hậu Thiên thì không thể có chuyện thống nhất hai nghi. Nên người ta phải dùng cả Nọc lẫn Nòng để biểu thị vừa cho thấy  Nọc Nòng Quân là con Thái cực vừa cho thấy bản chất Hậu Thiên của Nọc Nòng.).

Vậy: Lạc Long Quân=Nọc Nòng Quân (bây giờ có nhiều thổ âm, phương âm của Triết Giang và Mân Việt gọi Long là Nùng). Chúng tôi tin chữ Long của Trung Quốc bây giờ chính là du nhập được chữ Rồng của ta. Thật là vô lý khi chúng ta có thể đọc được cả ba chữ Rồng Long Nùng, còn người Trung Quốc chỉ đọc được mỗi Lủng, Nũng mà tiếng Long chúng ta lại được du nhập từ tiếng Hán. Có thể như sau: Nọc Nòng Quân đọc trệt thật Lạc Rồng Quân đến khi Hán hoá tiếng Việt trở thành Lạc Long Quân (vì không đọc được chữ R). Sau đó, người ta dùng tiếng Trung Hoa rồi nghĩ đó là Tiếng Hán Việt. Bằng chứng xác đáng cho vụ này là mười năm, mười lăm và mười rằm.

Nọc Nòng Quân giống như Đất Nước có Nòng làm trọng dùng để gọi linh vật cá sấu. Sau đó đọc trại đi thành Rồng [38] cũng chỉ con vật dưới nước có đuôi hùng dũng. Và cuối cùng khi cống qua Trung Hoa thì người Trung Hoa gọi là Long (Lủng không đọc được R). Vì trong đồ hình người ta cố vẽ đẹp con cá sấu lên, đến lúc qua Trung Hoa thì người Trung Hoa cũng thần thánh hoá nó lên để vẽ đẹp như bây giờ. Và cuối cùng chúng ta gọi Lạc Long Quân một ông tổ của chúng ta bằng từ Hán ơi là Hán! Không thể có chuyện người Việt đi gọi ông tổ của mình bằng tiếng Hán được. Bởi vì, thật ra không phải là Hán mà đó chính là Nọc Nòng Quân gọi theo cách của người Hán.

Cách giải thích này lại hoàn toàn hợp lý nếu như chúng ta xét Đất Nước là đại diện cho nơi những việc Hậu thiên xảy ra thì Lạc Long Quân là đại diện của Thái cực để trông coi các việc Hậu Thiên thì Lạc Long cũng chính là vua của Đất Nước. Trong bài “Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt”, G.S. Vũ Thế Ngọc có viết :

Một hai học giả đã thấy được sự bất ổn khi truy nghĩa tự Lạc theo Hán văn. Người đi xa nhất là Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc trong bài "Thử Tìm Nguồn Gốc Ngữ Nghĩa của Từ Tố "Lạc"(10).

Như đã dẫn, sách Thủy Kinh Chú dẫn lại sách Giao Châu Ngoại Vực Ký là sách cổ nhất viết về sử nước ta viết như sau:

"Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triềụ Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải mầu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương" (11)

Khi thấy tất cả nghĩa Hán Việt của từ Lạc đều không thỏa mãn ý của chữ Lạc trong đoạn văn trên, thì người ta đồng ý ngay là từ "Lạc" phải là từ tố tiếng Việt. Vậy tiếng cổ "Lạc" có nghĩa là gì?

Và ông đã chứng minh rất cặn kẽ Lạc chính là Nước (Nọcè  Nácè Lạcè  Nước [nước số 1 Hà Đồ đại diện cho phần Nọc của Hậu Thiên Bát Quái]). Còn Nòng thì sao? Chúng ta dễ thấy các biến âm đơn giản sau:

Nòng=Nông (bởi thế Nông là tiếng Việt cực cổ, chứng cớ là chữ Thần Nông. Vì Thần Nông ngay bây giờ người Trung Hoa vẫn dùng một cách trái nghéo với ngữ pháp Hán văn. Như thế, chữ Thần Nông đã có từ trướcvà được du nhập vào cộng đồng người Hoa. Mà ngữ pháp của chữ đó lại là ngữ pháp người Việt. Suy ra cả chữ Thần lẫn chữ Nông đều là của người Việt. Nguyên thủy nông có nghĩa là Đất, nghề Nông là nghề canh tác trên đất.), Nương (nương rẫy)=(Nượng)=(Rượng[biến âm n l r phổ biến])=Ruộng=Đất(trong ruộng đất). Chúng tôi cho rằng từ Nông xuất phát từ tiếng Việt cổ. Lý luận logic không đơn giản chỉ là sự đồng âm với Nòng mà là: nếu người ta xây dựng triết lý Dịch (Diệc) trên nền tảng Nòng Nọc thì bản thân Nòng có những biến âm có các nghĩa sau: nguyên khí Nòng (trái với Nọc), Đất, hình tròn (trái với gậy), những chữ có ám chỉ sự thu vào, nhận lấy, phụ nữ và sinh thể đàn bà. Và ở phần trên chúng ta đã thấy một chuỗi biến âm khẳng định sự liên quan giữa Nòng và các nghĩa khác. Đối với Âm tiếng Trung Hoa thì ngoài chữ “âm hộ” thì chả còn chữ nào khác dính đến âm cả (và ngay chữ âm hộ này cũng chẳng phải là biến âm mà là ghép từ). Ví dụ, go niang=cô nương không có âm, to di (thổ địa) không có âm,….Thứ hai, từ Nông (với nghĩa Đất) còn dính dáng đến Nòng qua chuỗi biến âm gần gũi sau: Nòng   Nông   Nương (rẫy) Ruộng. Thứ ba, từ Nông xuất hiện trong tiếng Trung Quốc qua chữ Thần Nông cũng cho ta thấy nguồn gốc Việt của nó qua ngữ pháp Việt văn.

Vậy Lạc Long =Nọc Nòng=Nước Đất và Lạc Long quân chính là vua (hay) chủ tế của Đất Nước, nơi những công việc của Hậu Thiên xảy ra. Người ta viết thành Lạc Long vì lẽ đề cao tính Nọc, tính của Nam, tính của Thái Cực. Quý vị cũng nên chú ý một điều khá hay là khi đề cập đến sự kiện, sự vật thiêng liêng mang tính Trời thì người Việt cổ ưu tiên dùng thành tố Nọc trước như: Lạc Long hay Nước (không có Đất), còn khi nói chuyện về những sự kiện, sự vật mang tính Đất (được sản sinh từ Đất) thì họ lại ưu tiên dùng thành tố Nòng trước ví dụ như con nòng nọc, đất nước. Trong Sử Thi Đẻ Đất Đẻ Nước của dân tộc Mường có điểm rất cần chú ý: vua đầu tiên của người Mường là Gịt Giàng hay Yịt Yàng. Ông Trần Quốc Vượng cho rằng đó là chỉ Việt Vương: Yịt Yàng=Việt Vương. Nhìn qua, chúng ta có thể thấy ngay sự trùng âm khá chuẩn và sự giải thích của Gs Trần chắc chắn có lý. Tuy nhiên, khác với văn hóa người Kinh bị lai căng khá nhiều do nghìn năm Bắc Thuộc nên mới có những từ như Kinh Dương Vương với Lạc Long Quân (những từ mà ta có thể thấy sự đối chọi lạ lùng với Thần Nông) thì văn hóa người Mường hầu như còn nguyên vẹn. Và trong sử thi đó có viết là bua Yịt Yàng. Nếu dịch như ông Trần thì sẽ ra là vua Việt Vương thừa một từ vua là ngữ pháp thì quá lộn xộn. Chúng ta xét biến âm sau:

Nọc Nòng è Lạc Long (biến âm người Kinh)

Nọc Nòng è   Rọc ròng è   Gịt Giàng (biến âm người Mường)

Chúng ta có thể rút ra, từ thuở xa xưa người Việt cổ đã có quan niệm về một vì vua-đấng chúa tể của Đất Nước qua Kinh Dịch (là triết thuyết họ làm ra trên lưỡng thể Nọc Nòng). Họ gọi đó là vua Nọc Nòng (nghĩa cũng là vua Nước Nương-Nước Đất). Khi bị Bắc thuộc thì những người Việt ở phía Bắc đã bị hấp thụ văn hóa Trung Hoa nên gọi vua đó (tuy giữ lại tên nhưng cách gọi đã bị Hán hóa) là Lạc Long Quân. Còn người Mường (ở Thanh Hóa là các cư dân còn giữ lại nhiều nét văn hóa của người Việt cổ xưa) ở sâu trong Nam do ít bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nên vẫn còn giữ nguyên tên gọi đúng của ông tổ người Việt: bua(vua) Dịt Dàng.