KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. IV Truyền thuyết viết lại. 1. Câu chuyện thứ hai.

ý kiến của bạn

Câu chuyện thứ hai:

Ông sứ nước Diệc được ông già xứ mình cử qua Trung Nguyên để cống phẩm vật đồng thời điều tra xem trí giả nhà Chu có biết được những thông điệp gì ghi trên các phẩm vật trước không. Vâng mạng, ông lên đường.

Ngày xx tháng x năm x, vua quan nhà Chu đang bàn chuyện quốc gia đại sự. Nghe tin có sứ nước Việt Thường sang cống phẩm vật, vua bèn truyền sứ vào:

-Bẩm, thần là sứ nước Việt Thường ạ.(Lần này ông biết có giới thiệu là Diệc thì họ cũng không hiểu là gì. Đành phải giới thiệu Việt-từ của Trung Nguyên để họ dễ hiểu.)

-Ừ, ừ. Ta có nghe qua. Chu Thành Vương lại ghé tai sử quan hỏi: “Việt Thường Thị là nước nào?”. Sử quan bẩm nhỏ “Là cái nước suốt ngày đem chim trĩ với mấy đồ hình rắc rối khắc trên mai rùa và da Long Mã sang cống đó.”. “Ờ ờ, ta có nghe qua”. Rồi vua đằng hắng rõ to:

-Thế cống vật đâu?

-Dạ bẩm, cống vật là hai con chim Diệc và một mai rùa ạ.

Lần này không múa tay hoa chân nữa vì ông sứ đã biết nói chút ít tiếng Trung Nguyên.

-Lại Diệc à? Chim trĩ chớ nhỉ! Vua lại lẩm bẩm.

-Truyền đem hai chim vào vườn thượng uyển. Còn mai rùa đâu cho ta xem.

Vua quan chụm đầu vào đồ hình rắc rối. Lại thấy 4 cụm số gì đó, vua hỏi:

-Thế các cụm số này nói về việc gì?

-Dạ có thế nói chuyện quá khứ vị lai ạ. Có thể đoán chuyện Trời chuyện Đất ạ.

Vua bèn truyền cho đem đồ hình ma phương 3x3 với cái tên mỹ miều là Lạc Thư ra hỏi:

-Vậy đồ hình kia ý nghĩa giống đồ hình này không?

Ông sứ nhìn đồ hình ma phương suýt phá lên cười. Hoá ra bao nhiêu năm mà họ cũng chưa hiểu được tý gì về ý nghĩa của các đồ hình nước mình. Nhưng ông bình tĩnh trả lời:

-Vâng giống lắm ạ(?)! Có thể từ đồ hình của nhà vua mà suy ra nhiều điều lắm ạ. Hai đồ hình trên nguyên tắc là giống nhau.

-Thế mấy cụm hình này ký hiệu gì?

Đến đây, ông sứ bí không biết giải thích sao nữa. Vốn liếng tiếng Trung ông đã xài hết rồi. Ông lại hoa tay múa chân:

-Đây là Càn, đây là Đoài….

-Nhưng chúng nói cái gì?

Lại hoa tay múa chân và vì khó quá (tư tưởng triết học khó giải thích bằng tay chân) nên chả ai hiểu ai nữa. Vua đành truyền viết tạm: Càn Đoài Ly Chấn…vào sổ để ghi nhớ.

Ông sứ ra, vua quan lại thương nghị. Lại truyền viết, năm đó tháng đó có sứ nước Việt sang cống hai chim trĩ và rùa thần. Dĩ nhiên không quên huyền bí hoá lên: Năm đó, vua Đại Vũ bắt được con rùa có ghi Lạc Thư. Và ông tổ nhà Chu, khi bị giam ở Diễu lý đã …(như ta đã biết).