Hệ
lụy của bệnh chạy theo thành tích?

(tuoitre.vn)
Trong bài
Bùng nổ đại học và những hệ lụy
(Tuổi Trẻ/ngày
22/09/2015)
tác giả cho biết
hiện cả nước có khoảng 480 trường ĐH, CĐ - tăng gấp đôi số trường so với
14 - 15 năm về trước. Theo bản đồ ở trên nếu tính trong 10 năm từ 2001
đến 2011, số trường tăng lên chủ yếu ở khối trường công lập với mức tăng
trưởng thêm đến 170 trường, trong khi số trường ngoài công lập mới chỉ
gần 60 trường. Khu vực ĐBSCL dù điều kiện kinh tế - xã hội còn rất hạn
chế cũng có đến 43 trường ĐH, CĐ, vùng núi phía Bắc có 52 trường. Địa
phương có nhiều trường ĐH, CĐ nhất hiện nay là Hà Nội với 114 trường,
tiếp đến là TP.HCM với 74 trường...

Không những thí sinh, người nhà cũng
cảm thấy vô cùng căng thẳng và mệt mỏi suốt những ngày xét tuyển đại học
Trường thừa, sinh viên thiếu…
Theo điều tra của báo Tuổi Trẻ thì
năm 2014, Trường ĐH quốc tế Bắc Hà, Trường ĐH Kinh Bắc đều tuyển mới
chưa đến 400 sinh viên ĐH. Ở hệ CĐ, Trường ĐH quốc tế Bắc Hà tuyển thêm
được 18 sinh viên, Trường ĐH Kinh Bắc tuyển được 10 sinh viên, Trường CĐ
Đại Việt tuyển mới chưa đến 30 sinh viên CĐ, Trường CĐ Thủy sản chưa
được 150 sinh viên CĐ mới, Trường CĐ Thống kê cũng chỉ tuyển được 200
sinh viên...Không riêng Bắc Ninh, Hưng Yên với dân số gần 1,2 triệu
người cũng có đến 8 trường ĐH, CĐ. Các tỉnh như Nam Định, Hải Dương dân
số chưa đầy 2 triệu người cũng có 7 - 8 trường ĐH, CĐ ở mỗi tỉnh... tại
ĐBSCL, trước năm 2000 nơi này chỉ có hai trường ĐH là Cần Thơ và An
Giang (năm 1999) thì đến năm 2015 vùng này có tổng cộng 17 trường ĐH và
26 trường CĐ. Hầu hết các trường được thành lập mới tại đây đều trên cơ
sở nâng cấp các trường CĐ sư phạm địa phương để thành trường ĐH trực
thuộc UBND tỉnh. Trong số 15 trường ĐH thành lập mới có năm trường ĐH
ngoài công lập. Trong khi đó, trước năm 2000, khu vực Đông Nam bộ (không
tính TP.HCM) chỉ có hai trường ĐH ngoài công lập là Lạc Hồng và Bình
Dương nhưng đến năm 2015, khu vực này có đến 14 trường ĐH, trong đó phân
nửa là trường ĐH ngoài công lập.

Thí sinh xếp hàng chật kín vỉa hè thi vào Chi cục thuế Hà
Nội.
Trường nâng cấp ào
ạt đã dẫn đến hệ quả tất yếu là có những trường trung cấp
tốt sau nâng cấp lại thành trường CĐ tệ và trường CĐ tốt sau
nâng cấp lại đẻ ra trường ĐH tồi, kém chất lượng |
GS Nguyễn Minh Thuyết |
Số đại học liên tục phát triển như
vậy đưa đến một hệ lụy không những tạo ra tình trạng
dư thừa, số lượng
sinh viên ghi danh không đủ chỉ tiêu mà chất lượng đào tạo của đại học
ngày càng xuống cấp nghiêm trọng trong đó “nhiều trường không đáp ứng đủ
điều kiện thành lập mới và rất nhiều trường được nâng cấp một cách vội
vàng. Trường trung cấp vừa được nâng lên thành trường CĐ chưa đủ “ấm
chỗ” thì hai năm sau đã lại mang tên trường ĐH" như phê phán của GS
Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục,
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Thử hỏi cách đây trên
10 năm, ai là người đưa chủ trương tăng số lượng đại học một cách nhảy
vọt như vậy? Lãnh đạo vừa kêu gọi chống bệnh thành tích trong giáo dục
của nước ta kèm theo đó thúc đẩy cuộc chạy đua đào tạo 20,000 TS là ai
khi đọc một sự thật phũ phàng rằng ”Ngay con số 20,000 tiến sĩ, một mục
tiêu mà Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra vào đầu năm 2007 đã gặp phản
ứng khá mạnh mẽ của nhiều người”...Theo lời của ông Nguyễn Thiện Nhân
thì “Hiện nay, các trường ĐH Việt Nam rất thiếu người dạy có trình độ
giáo sư (GS), tiến sĩ (TS). Bình quân, trong 100 giảng viên ĐH, chỉ có
khoảng 13 TS, 5 PGS, GS. Vì vậy, từ nhu cầu khách quan phát triển giáo
dục ĐH đến chủ trương của Bộ trong 10 năm sắp tới, phải nâng đáng kể tỷ
trọng giáo viên có trình độ TS để ĐH VN có thể cung cấp nhân lực trình
độ cao hơn theo xu hướng phát triển ĐH trên thế giới. Theo hướng này, Bộ
đang thiết kế chương trình trong vòng 10 năm tới, đào tạo trong và ngoài
nước lấy 20,000 TS làm lực lượng nòng cốt”(1)
“10 năm tới
giáo dục Việt Nam sẽ khác”(?)

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân(người đứng thứ
hai từ trái sang)
Người ta còn nhớ trong thư gửi học trò đầu năm học GS-TS
Nguyễn Thiện Nhân trước đây hô hào ''10 năm tới, giáo dục Việt Nam sẽ
khác' (Tuyên bố của tân BT Nguyễn Thiện Nhân trong thư gửi báo chí
(2/7/2006) , kêu gào xây dựng “đẳng cấp quốc tế” cho đại học Việt Nam từ
thời ông còn làm Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo năm xưa bây giờ đang đi
về đâu(2) hay chủ trương lớn mang tính “chiến lược” của vị
GS-TS này đang để lại những hệ lụy đau khổ cho hàng triệu học
sinh/sinhviên vì “Đại học VN không giống ai”?(3)
Trước thực trạng này, theo ông
Nguyễn Minh Thuyết“Giải pháp trước hết là phải tuân thủ theo mạng lưới
quy hoạch các trường ĐH, CĐ của Thủ tướng Chính phủ. Không thể nào cứ nể
nang để tiếp tục duyệt mở trường, nâng cấp trường tràn lan được nữa. Bộ
GD-ĐT, Bộ Kế hoạch - đầu tư phải cùng phối hợp để tính toán lại chiến
lược phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu nhân
lực nhằm xác định chỉ tiêu đào tạo sau này. Riêng với các trường đã ra
đời thì chỉ còn cách để thị trường chọn lọc. Trường nào, ngành đào tạo
nào được xã hội đánh giá tốt thì tiếp tục tuyển sinh, nhưng với chỉ tiêu
đúng thực tế hơn. Còn các trường nhỏ, yếu, chưa được xã hội chấp nhận
thì phải thay đổi chương trình đào tạo, giảm quy mô đào tạo hoặc sáp
nhập lại với các trường tương tự”(4) nhưng vấn đề tuyển sinh
năm nay vẫn là thảm cảnh vì “dù không mong muốn, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ
2015 vẫn tái diễn hành trình căng thẳng với thí sinh, xã hội, nhà trường
và toàn ngành giáo dục. Đến thời điểm này, mùa tuyển sinh 2015 vẫn chưa
kết thúc, nhưng nhiều trường đã quá “ngấm” không khí tuyển sinh ảm đạm
vì số trường tăng nhanh mà nguồn tuyển lại không như mong muốn(5)

Thí sinh tất bật với việc nộp - rút hồ
sơ
“Nhân tài” ra trường sẽ đi đâu?
Hơn thế nữa” con số gần 178.000 cử
nhân, thạc sĩ thất nghiệp do Viện Khoa học lao động và xã hội công bố
trong bản tin cập nhật thị trường lao động quý 1-2015” có làm cho số
người đầu tư vào giáo dục để hi vọng có một nghề vững chắc sau này
sẽ…sụt giảm?(6)
Tác giả Tấn Khôi đặt vấn đề thay
cho hàng triệu phụ huynh-- lẫn sinh viên đang háo hức bước vào ngưỡng
cửa đại học-- rằng “tại sao lao động chất lượng (dựa trên bằng cấp, với
trình độ cử nhân, thạc sĩ) lại thất nghiệp? Và rồi những người được đào
tạo với trình độ cử nhân, trên đại học hết lớp này đến lớp khác ra
trường ấy sẽ đi đâu về đâu? Ai không khỏi ngậm ngùi khi có ngần ấy người
lao động được ăn học đàng hoàng không có việc làm và liệu những người
đứng đầu ngành giáo dục và các ngành liên quan có cảm thấy băn khoăn về
điều này?”(7)

Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận
Có
phải ngành giáo dục nước ta đang đứng trước nạn khủng hoảng thừa về
nguồn nhân lực có trình độ cao hay chỉ thừa về số người ”đào tạo” để có
mảnh bằng đút túi? Liệu”Việt
Nam vượt Mỹ, Úc xếp thứ 12 bảng xếp hạng GD toàn cầu”
trong Bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD)
(8) có là một sự thật để chúng ta tự hào và xem đó là một sự
thành công tuyệt vời, nếu như thế“thì đổi mới giáo dục làm gì nữa?”
như GS Văn Như Cương gần đây đã phát biểu (9)
hay vẫn còn nhiều người đòi hỏi “Phải
sắp xếp lại giáo dục đại học
“
như GS Phạm Minh Hạc(cựu BT GD & ĐT) yêu cầu?
Hồng Lê Thọ
9/2015
Chú thích:
(1) “Ngộ nhận hay cố ý về “Tiến Sĩ”
http://vietsciences.free.fr/vietnam/donggopxaydung/ngonhanhaycoy.htm
(2) “Ra đường gặp “GS-TS” ở khắp phố thì có gì lạ, thưa
“các” quí vị?”
http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/raduonggapgsts-HLT.htm
(
3) “Chính phủ và Bộ Giáo dục Việt Nam chỉ nhấn mạnh về thành tích. Mà
những thành tích đều đáng nghi ngờ. Nó thể hiện qua những con số khô
cứng, chứ nó không phản ảnh thực nền giáo dục của nước nhà. Nhiệm kỳ anh
Nguyễn Thiện Nhân, nền giáo dục nó cũng đã lụn bại như vậy rồi mà vẫn
được nhà nước tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh. Có nghĩa là Đảng và
Chính phủ đánh giá ngành giáo dục khác và nhân dân đánh giá ngành giáo
dục khác”(Ý kiến của GS Chu Hảo trong bài “Muốn chấn hưng, giáo dục Việt
Nam phải được cải cách triệt để” [https://anhbasam.wordpress.com/2015/09/05/4983-muon-chan-hung-giao-duc-viet-nam-phai-duoc-cai-cach-triet-de/]
và
GS Nguyễn văn Tuấn ”Đại học VN không giống ai”
[https://anhbasam.wordpress.com/2014/08/13/2859-dai-hoc-vn-khong-giong-ai/]
(4)(5) “Bùng nổ đại học và những
hệ lụy: Khó quá hóa liều”
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150923/bung-no-dai-hoc-va-nhung-he-luy-kho-qua-hoa-lieu/973594.html
“…con số tuyển sinh của Trường ĐH
Kinh doanh và công nghệ Hà Nội vẫn là ước mơ với nhiều trường. Không ít
cơ sở chỉ tuyển được 20-30% chỉ tiêu, thậm chí có trường không tuyển
nổi... 40-50 sinh viên mới hệ chính quy/năm cho tất cả các ngành đào
tạo.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy năm
2014, Trường CĐ Công nghiệp in (Hà Nội) chỉ tuyển mới được 37 sinh viên
CĐ chính quy, Trường CĐ Đại Việt (Bắc Ninh) tuyển được khoảng 30 sinh
viên, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật công thương (Thanh Hóa), Trường CĐ Kinh
tế kỹ thuật Điện Biên (Điện Biên), Trường CĐ Cộng đồng Hải Phòng... cũng
đang trong tình trạng tương tự.
Song không chỉ CĐ, nhiều trường ĐH
cũng “sống dở chết dở” khi tình hình tuyển sinh ngày càng ảm đạm. Theo
Vụ Kế hoạch - tài chính Bộ GD-ĐT, năm 2014 Trường ĐH Đông Đô (Hà Nội)
thông báo tuyển 1.600 chỉ tiêu ĐH chính quy, nhưng cuối cùng chỉ tuyển
được... 95 chỉ tiêu; Trường ĐH Nguyễn Trãi (Hà Nội) có 600 chỉ tiêu ĐH,
nhưng tuyển được chưa đến 200; Trường ĐH Kinh Bắc (Bắc Ninh) có 1.400
chỉ tiêu ĐH, nhưng tuyển chưa đầy 400; Trường ĐH Chu Văn An (Hưng Yên)
đăng ký 650 chỉ tiêu ĐH, nhưng chỉ tuyển mới chưa đầy 80 sinh viên ĐH
chính quy; Trường ĐH Dầu khí (Vĩnh Phúc) tuyển mới chưa được 70 sinh
viên; Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) chỉ vớt vát được 72 tân sinh viên;
Trường ĐH Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Trường ĐH Tân Tạo (Long An) cũng
chưa đầy 150 sinh viên ĐH mới...”
(6) “Gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ
thất nghiệp”
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/gan-178-000-cu-nhan-thac-si-that-nghiep-3251443.html
(7) “Con số đáng suy ngẫm”
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20150923/con-so-dang-suy-ngam/973753.html
(8)
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/236947/viet-nam-vuot-my--uc-xep-thu-12-bang-xep-hang-gd-toan-cau.html
Việt Nam vinh dự xếp thứ 12,
trong khi các nền giáo dục được coi là có chất lượng tốt nhất thế giới
như Úc xếp vị trí thứ 14, Anh đứng thứ 20, Pháp thứ 23, Mỹ thứ 28 và
Thụy Điển chỉ xếp thứ 35.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lại khá khiêm tốn
khi Thái Lan chỉ xếp thứ 47 và Malaysia thứ 52.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng đây là một kết quả công bằng
bởi HS phổ thông ở nước ta nếu trình độ tiếng Anh tốt có thể học ở nhiều
trường ĐH nổi tiếng trên thế giới. Nhiều người Việt tại nước ngoài cũng
công nhận con cháu họ học tiếp bậc phổ thông ở nước ngoài rất tự tin nhờ
kiến thức học ở Việt Nam. Điều giáo dục phổ thông thiếu là kỹ năng mềm,
ngoại ngữ...
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám
đốc ĐHQG TP HCM, cho biết ông tin kết quả là đúng vì thực tế thành tích
học toán và khoa học tự nhiên của sinh viên Việt Nam ở nước ngoài là
tốt. PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cũng cho rằng
dễ hiểu khi kết quả khảo sát của OECD lại cao hơn nhiều nước khác như
Anh, Mỹ… bởi chương trình của HS phổ thông ở ta cao hơn nhiều nước khác.
http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/viet-nam-dung-thu-12-giao-duc-toan-cau-nen-binh-tinh-tiep-nhan-ket-qua-xep-hang-20150514220612263.htm
Tuy nhiên theo bà
Tăng Thị Thùy
(Nghiên cứu
sinh Khoa Giáo dục So sánh và Quốc tế, Đại học Chi Nan, Đài Loan)
“Vị
trí này không khẳng định được chất lượng của nền giáo dục Việt Nam. Ngay
trong báo cáo này, OECD cũng nói rõ thống kê này không mang tính đại
diện của cả hệ thống giáo dục vì mẫu nghiên cứu không phải là tất cả
HSđang theo học. Đây chỉ là điểm số xếp hạng của HS từng nước tham gia
vào bài đánh giá của hai môn Toán học và Khoa học. Vì thế, không phải cứ
xếp hạng cao đồng nghĩa với chất lượng giáo dục tốt. Hơn nữa, trong báo
cáo này, Việt Nam là một trong những nước được nhắc đến rất nhiều vì
những điểm khác biệt so với xu hướng chung của thế giới.Đặc biệt,OECD
nhấn mạnh vào tỷ lệ học sinh theo học phổ thông của Việt Nam rất thấp,
chỉ đạt 64% trong tổng số thanh thiếu niên đang ở độ tuổi 15 trong năm
2012, đứng thứ 74/76”[
http://phapluattp.vn/giao-duc/dieu-nguy-hiem-khi-oecd-xep-giao-duc-viet-nam-thu-12-554590.html]
TS Nguyễn Cam,
nguyên Giám đốc Trung tâm công nghệ dạy học thuộc Viện Nghiên cứu giáo
dục- Trường ĐH Sư phạm, TP.HCM cảnh báo “Đừng nhẫm lẫn kết quả xếp hạng
hai môn học với chất lượng chung của nền giáo dục”, rằng” Chúng ta trả
giá quá đắt để có thứ hạng cao về giáo dục”[
http://infonet.vn/chung-ta-tra-gia-qua-dat-de-co-thu-hang-cao-ve-giao-duc-post165109.info]
GS Nguyễn Minh
Thuyết”… nhìn vào xếp hạng này mà bảo giáo dục Việt Nam hơn giáo dục Mỹ,
Úc là không đúng. Vài chục năm gần đây, đội ngũ nhân lực do giáo dục
Việt Nam đào tạo ra đã có đóng góp vào sự phát triển của đất nước, đưa
Việt Nam thoát nghèo. Tuy nhiên, ai cũng nhận thấy Việt Nam về mọi mặt
đang thua kém quốc tế rất nhiều, thậm chí có nguy cơ tụt hậu so với cả
những nước được xem là đứng cuối bảng ở Đông Nam Á. Những yếu kém đó bao
gồm cả giáo dục”[ [http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-duc-vn-xep-thu-hang-12-tren-the-gioi-can-nhin-thang-vao-thuc-te-1432272028.htm]
Nên đọc thêm:
(Nguyễn
Tấn Đại và Vũ Thị Phương Anh)
(9)
http://www.baogiaothong.vn/xep-hang-12-thi-doi-moi-giao-duc-lam-gi-nua-d105684.html
Học phí ĐH dự kiến tăng mạnh
Chới với vì điều lệ trường tiểu học
Học bổng khuyến học đến với sinh viên khó khăn
Có nên giao quyền tự chủ bổ nhiệm giáo sư?
Bộ trưởng GD-ĐT: Kỳ thi THPT quốc gia sẽ không gây sốc