Ibn Séoud

Vietsciences-Nguyễn Hiến Lê        09/2005

   

"Con đã học được cái đao cao rộng nhất ở đời rồi đó, con đã học được đạo Vạn năng, tức đạo kiên nhẫn"

Ibn Séoud (1881-1953) Vị anh hùng nhờ kiên nhẫn trong nửa thế kỷ mà tạo nên được  một quốc gia phú cường giữa sa mạc

1 2 3 4 5

IV/ Mất nước và lang thang

Ibn Séoud sinh ra trong hoàn cảnh đó, ở Ryhad, năm 1881, cha mẹ đặt tên là Abdul Aziz. Thờ đó, bán đảo A Rập chia ra làm mười lăm, mười sáu tiểu bang, Ryhad là kinh đô của tiểu bang  Nedjd, ở trung tâm bán đảo.
Thân mẫu ông là con gái một hào mục ở phương Nam, thân phụ ông, Abdur Rahman là bào đệ của quốc vương Nejd. Vốn mộ đạo, Adbdur Radman sống cuộc đời khắc khổ như các nhà tu hành: nhà cửa không trang hoang gì cả, không uống rượu, hút thuốc, không ăn đồ ngon, không bận đồ lụa, cấm người trong  nhà ca hát, suốt ngày đăm đăm tụng niệm, không bao giờ nụ cười hiện trên môi. Tuy là hoàng thân, nhưng nghèo: xứ Nedjid vốn chỉ có cát và đá, mà kinh đô Ryhad mấy chục năm trước bị ngưòi Thổ tàn phá, vẫn chưa xây cất lại được, và luôn luôn bị quốc vương tiểu bang  Hail dòm ngó. (Coi bản đồ sau 1918 trên)

Tới tuổi đi học, Abdul Aziz, theo lệnh cha vào nhà tu học thuộc lòng kinh Coran, tới bảy tuổi đã phải theo người lớn dự lễ và tụng kinh mỗi ngày năm lần ở giáo đường. Tám tuổi đã biết cầm gươm bắn súng, cưỡi ngựa, phi nước đại mà không cần yên, cương. Phải đi theo các thương đội khắp xứ để tạp ch(u cực khổ, chân đi không trên những phiến đá nóng như nung. Ăn uống thì chỉ có một nắm chà là và một bầu nước giếng. Ngủ thì có khi chỉ ba giờ một đêm, và sáng nào cũng phải dậy hai giờ trước khi mặt trời mọc, dù là mùa đông, gió bấc thổi buốt tới xương cũng vậy.

Nhờ tiên thiên rất mạnh, Abdul Aziz chịu được những cực khổ đó -sau này ông cao tới hai thước năm phân, to lớn như một người khổng lồ- hoạt động suốt ngày không nghỉ, thắng tất cả bạn bè trong những cuộc vật lộn và chạy đua. Tính tình nóng nảy: mỗi lần nóng giận thì mắt đó ngầu, nhưng cơn giận nguôi đi thì lại vui vẻ, hòa nhã.
Sở dĩ thân phụ ông tập cho ông sống khắc khổ là muốn cho ông  lập được sự nghiệp lớn. Hồi bảy tuổi có lần ông nghe cha dạy:
"Con phải hiểu bổn phận của con. Sau này con phải thống nhất tổ quốc và con sẽ gặp nhiều trở ngại. Con phải tập sống  một đời thiếu thốn, chiến đấu, và  tập trung  ý nghĩ vào mục đích duy nhất đó. Đừng bao giờ thất vọng vì nghịch cảnh. Và khi nào thấy mù mịt trên đường đời thì con phải chịu kiên nhẫn, đợi lúc Chúa chỉ dẫn cho".
 
Suốt đời ông nhớ lời gia huấn đó, và cũng nhớ bài học  kinh khủng sau này nữa.
Như trên tôi đã nói, hai tiểu bang Hail và Nedjd vốn có hiềm khích với nhau. Đầu năm 1890, quốc vương Hail là Rachid đem quân diệt hai người anh của Abdur Rahman, chiếm kinh đô Ryhad , đặt một viên tướng  là Salin làm thống đốc Ryhad. Theo tục thì Rahman được lên ngôi kế vị hai anh. Salim muốn từ cho tuyệt hậu họa, ngoài mặt làm bộ thân mật, xin được vô yết kiến Rahman, nhưng dặn các lính thị vệ theo hầu là hễ khi nào có gia đình Rahman hội họp đủ mặt ở đại diện thì sẽ bủa vây và giét cho không còn một đứa con đỏ.
Rahman biết được âm mưu đó, ra tay trước. Khi Salim làm lễ rồi, ung dung gnồi uống cà phê, bỗng ngó chung quanh hỏi:
- Thưa Ngài, tôi muốn được tỏ lòng tô kính tất cả gia đình của Ngài, vậy Ngài có thể cho vời chư vị đó lại cả đây được không?
Thì  Rahman rút ngay con găm ra và tất cả bộ hạ tuốt gươm ùa vào trong điện, trói Salim lại , giết tên lính thị vệ của y, rồi quẳng Salim xuống một giếng nước. Abdul Aziz lúc đó  mới mười tuổi, đứng sau lưng  một tên  nô lệ lực lưỡng, có bổn phận che chở cho ông, kinh khủng nhìn cảnh chém giết ghê gớm đó. Mình ông vấy máu và  hình ảnh khắc ghi trong đầu ông. Sau này nhắc  lại chuyện ấy, ông bảo:
 Lần ấy tôi đã học được điều này là gặp nguy cơ thì phải ra tay trước.
 
Nhưng  Rahman chống cự không nổi với Rashid, nên phải bỏ kinh đô, trốn xuống phương Nam, ở nhờ dân tộc Mourra, lang thang  hết nơi này, nơi khác  trong một miền hoang vu khô cháy với một bọn tùy tùng  mỗi ngày một thưa thớt. họ chịu đói, chịu khát, lại làm cữ nữa, phải đào rễ cây mà ăn. Một hôm, tuyệt vọng, Rahman kêu Aziz và ba người thị vệ trung  kiên  lại, bảo:
- Chú bắt chúng ta chết ở nơi này rồi. Chúng ta phải tuân lệnh Chúa. Thôi, quỳ cả xuống mà tụng  kinh và cảm ơn Chúa.
Aziz phản kháng:
 Không! không chịu chết ở đây! Phản ráng sống. Lớn lên con sẽ làm vua xứ A Rập.

Sáng hôm sau có cứu tinh tới. Một đoán kỵ sĩ của vua Koweit lại đó gia đình Rahman về Koweit lánh nạn. Koweit là một xứ nhỏ nhưng giàu ở phía Tây Bắc vịnh Ba Tư. Rahman tin là được Allah cứu.

iđều chắc chắn là vua Koweit là tay sai của vua Thổ, mà vua Thỏ thấy Rashid  chiếm trọn tiểu bang Nedjd, ngại rằng  uy thế của Nedjd quá lớn, sau này khó trị, nên  muốn cứu Rahman để khi nào cần, sẽ giúp đỡ cho mà chống lại với Rashid. Vẫn là chính sách vạn cổ: chia để trị.

Ở Koweit, gia đình Rahman được tiếp đãi long trọng. Châu thành là một tỉnh lớn nằm trên bờ biển  -người ta gọi là Marseille của phương Đông- ghe tàu tấp nập, ngoài phố chen vai đủ các giống người từ phương Đông qua (Ấn Độ, Ba Tư, cà Nhãt Bổn nữa) , từ phương Tây tời (Anh, Pháp, Đức, Ý...) và tử phương Bắc xuống (Nga, Thổ). Nơi đó là ngưỡn cửa thông châu Âu với châu Á. Người Đức  muốn mở một đường xe lửa từ Bá Linh tới Vịnh Ba Tư, mà ga cuối cùng là Koweit. Nga cũng muốn có một trục giao thông ừ Moscou tới Bagdad, Bassorah trên con sông Tigre ở phía Bắc Koweit. còn Anh thì định lập một đường khởi từ Ấn Dộ, xuyên Ba Tư, và trạm cuối là Bassorah hay Koweit. Nhất là từ khi Anh, Pháp khai thác những mỏ dầu lửa ở Ba Tư và A Rập thì hải cảng Koweit và Bassorah thành những căn cứ điểm quân sự quan trọng  nhất thế giới, hơn cả Gibraltar, cả Aden, cả Singapour, cà Hương Cảng... cho nên thương mãi ở đó phát triển lạ lùng, mà gián điệp thì cũng vậy. Tất cả các cường quốc đều gởi đại diện tới, chính thức và không chính thức: những vị sứ thần và những nhân viên mật vụ trá hình thành con buôn, nhà truyền giáo, nhà khảo cổ... Họ dòm ngó nhau, ngầm tranh giành nhau từng chút, vãi tiền ra để mua chuộc các nhà quyền thế bản xứ, tìm đủ các  mưu mô, mánh khoé để hất cẳng nhau, lật tẩy nhau mà ngoài mặt thì vẫn niềm nở, rất lịch sự với nhau.

Một trong những  nhà quyền thế bị người Anh mua chuộc là Mubarak, bào đệ của quốc vương Koweit. Mubarak là một tên cờ bạc, điếm đàng, tiêu hết gia sản của ông cha để lại rồi qua Ấn Độ "làm ăn". Không biết hắn làm ăn cái gì mà tiền bạc vô như nước. Ai hỏi hắn thì hắn cúi mặt , nhũn nhặn đáp: "Nhờ Allah phù hộ độ trì"

Năm 1897, hắn về Koweit, bị vua Anh mắng chửi tàn tệ, hắn nhẫn nhục chịu. Nhưng Aziz thích hắn lắm mà hắn cũng thương Aziz vì thấy chàng thông minh, dĩnh ngộ. Hồi dó Aziz đã có vợ  -chàng kết hôn với công chúa Janhara- vẫn nuôi cái mộng tiễu phạt Rashid, để khôi phục lại sơn hà, có lần nhảy lên lưng  một con lạc đà băng vào sa mạc để hô hào các bộ lạc nổi lên chống Rashid, nhưng bộ lạc nào mà nghe lời một em bé miệng còn hơi sữa đó, cho nên  ba ngày sau chàng lủi thủi trở về Koweit, làm trò cười cho thiên hạ.

Shaikh MubarakShaikh Mubarak đã không mỉa mai Aziz mà trái lại, ân cần đón về nhà, dãy cho một chút sử ký, địa lý, toán học và Anh văn, rồi lại cho làm thư ký riêng.  Khách khứa tới lui nhà Mubarak sao mà nhiều thế! Đủ các hạng người, từ con buôn đến các nhà thám hiểm, chủ ngân hàng, chính khách... đủ các giống người, từ Anh, Pháp đến Đức, Nga...

Rồi một đêm, Mubarak lẻn vào cung, giết anh, lên ngôi vua. Vua Thổ cho như vậy là phản nghịch, ra lệnh cho Rashid đem quân lại dẹp. Xứ Koweit đã nhỏ mà quân đội lại không  luyện tập. Mubarak thua, chạy về thành trốn. Nguy cơ đã tới. Nhưng lạ chưa, đúng  lúc đó một thiết giáp hạm của Anh hiện ở bờ biển Koweit nã súng về phía quân của Rashid và Rashid phải nuốt hận mà rút quân về. Bây giờ người ta mới hay là Mubarak làm tay sai cho người Anh. Thổ đã thua Anh một nước cờ, địa điểm Koweit quan trọng quá, Anh không cướp  của Thổ thì Đức  hay Nga cũng chiếm mất.

Biến chuyển lạ lùng đó làm cho Aziz suy nghĩ và mở mắt ra. Trông cậy ở đường gươm lưỡi kiếm, ở lòng dũng cảm, trung thành của quân đội thì hỏng bét. Phải có ngoại giao, có mánh khoé chính trị nữa. Và cái xứ A Rập ngày nay vậy mà quan trọng chứ. Từ trước cứ tưởng đuổi được tụi Thổ thì sẽ được độc lập, bây giờ mới thấy rằng công việc khó khăn vô cùng: bên cạnh Thổ còn có Anh, Đức, Nga nữa mà đàn kên kên này mới nguy hiểm hơn nhiều. Vậy chính sách là phải chiến đấu đã đành rồi, mà đồng thời cũng  phải tính toán  mưu mô, tùy gió xoay chiều, đợi hoàn cảnh thuận tiện để len lõi, tiế lui, chớ không thể sơ suất được. Lần này là lần thứ ba, chàng học được một bài học quan trọng.

 

Lúc đó Anh đương mạnh, Aziz hướng về Anh, muốn nhớ Anh giúp để trả thù Rashid, nhưng gnười Anh chê chàng  là con nít, không thèm trả lời. Chàng quay lại năn nỉ Mubarak năm lần bảy lượt. Bực mình quá muốn tống chàng đi cho rảnh, Mubarak thí cho chàng  ba chục con lạc đà ốm yếu, ba chục cây súng cũ kỹ, hai trăm đồng tiền vàng và dặn kỹ nên việc hay không cũng  mặc, không được  lại quấy rầy nữa.

Chàng  không đòi gì hơn. Được điều khiển một binh lực dù nhỏ mọn cũng thú rồi. Chàng định kế hoạch: phải đích thân vào hang cọp, chiếm lấy cung điện Ryhad -nói là cung điện chứ thực sự không bằng  một biệt thự trung bình  ở Saigon- rồi kiểm soát cả kinh đô, kiểm soát bộ lạc Nedjd. Lúc đó có đất dụng võ rồi, mới sai "sứ thần" tiếp xúc với người Anh, xem người Anh còn chê cái mặt này nữa không nào.

Chàng đem đại sự bàn với cha, cha mắng  là vọng động, chàng  không nghe, để vợ và con thơ lại cho cha trông nom rồi tiến sâu vào sa mạc với ba chục con lạc đà ghẻ và 30 cây súng tồi. Lúc đó nhằm mùa thu năm 1901, chàng  mới được  hai mươi tuổi.

 

V/ Khôi phục lại giang san

Và chuyến đi đó đã thành công!

Nhưng không phải là thành công một cách dễ dàng. Mới đầu Aziz đánh du kích những đồn nhỏ và thương đội, cướp được khí giới và tiền bạc rồi lưu động đi nơi khác liền. Chiến lợi phẩm phân phát hết cho thủ hạ. Người ta đồn nhau rằng Aziz giàu có vé hào phóng, trả lương quân lính rất hậu, nên một số đông quân lưu manh ùa theo chàng. Nhưng các hào mục không d&m theo vì thấy lực lượng của chàng chưa có gì mà sự trừng phạt của Rashod thì đáng  kính. Chàng tới đâu, người ta cũng đề phòng trước, không cướp pá thêm được gì nữa. Tiền cạn, lạc đà chết mòn, thủ hạ trốn đi lần lần. Chàng đành phải ẩn náu ở phương Nam, nơi mà gia đình chàng lang thang trước khi được đón tại Koweit.

Abdul Rahman sai người tới đó khuyên chàng vền đợi một cơ hội khác. Chàng triệu tập thủ hạ lại, bảo họ/

- Tương lai không có gì là sáng sủa cả. Chúng ta còn phải chịu đói khát, cực khổ nhiều hơn nữa. Riêng phần tôi, tôi nhất định chiến đấu cho đến cùng, dù là chiến đấu một mình, dù chết cũng  không sợ. Nhưng tôi không nỡ bắt buộc cac anh em phải theo tôi. Vậy ai muốn quay về với cha mẹ, vợ con thì cứ về.

Họbỏ đi gần hết, chỉ còn lại một chiến sĩ tên Jilouy, em rai chàng tên là Mohammed, ba chục người A Rập đi theo chàng từ Koweit, với mười người mới theo sau này, tổng cộng khoảng bốn chục người.

Họ thề đồng sinh đồng tử với nhau.

Aziz đổi chiến lược, phải chiếm kinh thành một cách chớp nhoáng. Muốn vậy phải ẩn náu trong hai tháng sao cho địch tưởng  mình chết rồi. Thời kỳ này là thời kỳ gian truân nhất đời chàng. Trốn vào đâu bây giờ? Trong sa mạc không có  rừng, núi, nhà cửa, mà hễ bắn một phát súng để giết con mồi thì tiếng súng vang dội lên hàng chục cây số chung quanh, đốtm ột cành cây để thui con dê thì khói bay lên cách năm cây số cũng trông thấy. Mà nào có phải trốn một mình. Trên bốn chục người! Họ phải núp suốt ngày sau những động cát, xa đường đi, nhịn ăn, nhịn uống, đêm xuống mới dám bò đi kiếm nước hoặc chà là. Thủ hạ của chàng bất bình, thà chiến đấu rồi chết chứ không chịu nổi một cuộc đời như vậy. Này nào chàng cũng  phải an ủi họ, nhắc lại lời thề đồng sinh đồng tử và ban đêm phải canh gá cho họ ngủ. Các nhàcầm quyền Ryhad tưởng chàng đã chết vì đói khát nên không đề phòng cẩn mật nữa.

Lúc đó chàng mới ra tay, lặng lẽ đêm đi, ngày nghỉ, tiến lên phương Bắc. Khi cách Ryhad  mười cây số, để một số người ở lại bên cạnh một giếng nước với bầy lạc đà, bảo họ nếu hai mươi bốn gờ sau mà không được tin tứ gì của chàng thì coi chàng như chết rồi, và ai nấy tìm đường mà về Koweit.

Rồi chàng dẫn ba chục thủ hạ tiến tới sát chân thành, đến một cây chà là, để Mohamme ở lại với hơn hai chục người làm hậu thuẫn, dặn nếu trưa hôm sau không có tin tức gì thì đại sự đã hỏng, mau mau rút lui đi: chỉ còn chàng, Jilouy và sáu người nữa là leo vô thành, gõ cửa nhà một người quen hỏi thăm tin tức, biết rằng viên thống đốc ở trong đồn Mamak với 24 tên lính, mỗi buổi sáng ra cửa đồn khám ngựa một lần, còn tư dinh của ông ta thì không có lính canh. Bọn Aziz leo tường vô được tư dinh, trói chặt vợ viên thống đốc lại mà gia nhân không hay.

Sáng hôm sau, viên thống đốc vừa ra khỏi đồn để khám ngựa thì Aziz và Alouy phóng lai đâm, trong khi sáu thủ hạ của chàng cản đường lính trong đồn. Chỉ trong một giờ là đồn bị chiếm, viên thống đốc bị giết, những lính sống sót bị cầm tù. Bên Aziz có hai thủ hạ thiệt mạng. Dân chúng  Ryhad hay tin đó, tự động đánh phá những đồn khác trong tỉnh. Tới giữa trưa, Aziz đã khôi phục lại kinh đô của tổ tiên. Đúng giờ đó ở Koweit, vợ chàng sanh thêm một đứa con trai, đặt tên là Saud, sau này nối nghiệp chàng. Danh của chàng bắt đầu vang lên khắp sa mạc.

Ít lâu sau, quốc vương Rahman về Ryhad báo cáo với dân chúng rằng, từ nay Abdul Aziz sẽ thay ông nắm quyền chính trị, còn ông chỉ giữ quyền tôn giáo.

Hay tin đó, Rashid vỗ đùi cười ha hả:

- Mắc bẫy ta rồi

Rồi đem quân vây đánh Aziz. Nhưng Aziz đâu có dại, ngồi dó cho bị vây; chàng rút quân xuống phương Nam, và dùng thuật du kích để tỉa lần quân địch. Trong hai năm 1903, 1904, hai bên chiến đấu rất hăng, nhưng bất phân thắng bại.

Một lần đạn nổ ở trước mặt, Aziz văng mất một ngón tay và bị thương nặng ở đầu gối, máu ra rất nhiều, té xỉu , nhưng khi thấy hàng ngũ rối loạn, chàng nghiến răng leo lên lưng ngựa, tiếp tục chiến đâu để gây lại lòng tin cho sĩ tốt.

Tình hình có vẻ nguy ngập, chàng phải chống nạng đi khắp tỉnh nay đến tỉnh nọ, hô hào dân chúng, giảng cho họ hiểu rằng chiến tranh này không phải một sự tranh giành gôi báu mà là vấn đề sinh tử cho toàn dân vì Rashid là tay sai của Thổ. Thấy gương can đảm của hàng, mọi người vững bụng, hăng  hái chiến đấu, bao vây và diệt được  một đại đội Thổ ở Shinanah.

Lợi dụng thắng thế đó, Aziz nhờ Mubarrak làm trung gian để điều đình với Thổ vì chàng biết không đủ sức chống cự với cả Thổ lẫn Rashid. Vua Thổ thấy hao quân tổn tướng mà miền Nedjd không phong phú gì, lại ngại nếu diệt Nedjd thì xứ Hail ss' quá mạnh, nên bằng lòng nhận Abdul Aziz làm vua xứ Nedjd, nhưng Aziz phải để cho quân đội Thổ đóng ở hai nơi tại phía Bắc Nedjd, gần biên giới Hail.

Dân chúng Nedjd hay tin hiệp ước đó, bất bình cho rằng mình bị bán đứng. Aziz phải giảng cho họ:

- Hãy khoan, đừng vội nóng. Còn dở cuộc  mà, đã xong đâu.

Ông đổi chiến lược: không vật lộn nữa, mà thoi ngầm. Lính Thổ lại đóng ở Quasim. Aziz sai quân lính giả làm quân bất lương đánh phá, cướp bóc  lính Thổ trên các đường giao thông. Đêm nào cũng có những vụ nho nhỏ xảy ra, quân Thổ không sao tiểu trừ được, mất lương thực, mất khí giới, tối ngủ không yên. Chỉ trong một năm, họ mất tinh thần, chỉ mong được về xứ sở. Chính phủ Thổ yêu cầu Aziz trị giùm những khảo thấu đó, Aziz mỉm cười nhận lời, nhưng tình hình đã chẳng giảm mà còn tăng;

Thời đó Thổ đã là một con bệnh hấp hối, bị Anh, Nga, Pháp dòm ngó, các thuộc địa muốn nổi lên mà trong nước các đảng cách mạng bắt đầu hoạt động dữ. Aziz biết vậy, chờ trái cây chín mùi rồi lượm, khỏi phải phí sức. Quả nhiên, vua Thổ thấy tình hình ở Quazim không êm, muốn hối lộ Aziz để tiểu loạn giùm cho, Aziz đáp rằng không ai mua chuộc được mình. Cuối năm 1905, Thổ đành rút hết quạn ở Quazim về.

Lúc đó Aziz mới đem toàn lực tấn công Rashid. Một đêm bão cát mù mịt, xuất kỳ bất ý, ông cầm đầu một đội quân tiến như bay về về phía trại Rashid. Quân của Rashid không kịp trở tay, hầu hết bị đâm chết ở trong lều!!!!!!!!;*!khi khải hoàn về Ryhad, ông được toàn dân hoan hô. Rashman nhường nốt quyền tôn giáo cho ông, và ông chính thức lên ngôi vua, lấy hiệu là Ibn Séoud (1). Ông triệu tập quân sĩ, dõng dạc tuyên bố:

_ Chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng so với  những việc còn phải làm thì bấy nhiêu chưa thấm vào đâu cả. Ta không bắt buộc  ai phải tuân lệnh ta đâu. Nếu các người theo ta thì ta hứa chắc với các người  rằng, nhờ Allah phù hộ, các người sẽ được vẻ vang. Ta sẽ làm cho các người thành một dân tộc  lớn, thịnh vượng hơn tất cả những thời trước. Tôn giáo chúng ta sẽ được phục hưng, quân ngoại xâm sẽ bị đuổi ra khỏi cõi. Cho nên ta dặn các người: đừng để binh khí sét đi Phải sẵng sàng để chiến đấu nữa! Tiến tới! Ohục hưng tôn giáo và chiếm cõi A Râp.

Năm đó ông mới hai mươi lăm tuổi. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không có một vị quân vương khai quốc nào mà thành công sớm như vậy

 

Xem tiếp bài 3

 

1 2 3 4 5

 

           © http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.net  Nguyễn Hiến Lê