KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang B́nh

Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. I-6. Lạc và Lang.

ư kiến của bạn

6. Lạc và Lang.

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ có viết về cơ cấu của chính quyền thời Hùng Vương:

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai toả đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, vơ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Truyện "Bánh chưng bánh dày" cũng có đề cập đến Hoàng tử thứ 18 Lang Liêu làm ra bánh chưng, bánh dày tặng vua cha. Để hiểu thêm về quan lang và lạc hầu, lạc tướng chúng tôi xin dẫn thêm vài đoạn văn nữa.

Trong bài "Lịch sử trống đồng Việt Nam":

Đến thời Pháp thuộc, vào lối 1885-1895, thực dân mới nhận ra trống đồng là một di vật rất quư, nên t́m mua khắp nơi. Xin ghi lại đây mấy chiếc nổi tiếng. Trước hết là 2 chiếc loại thời danh nhất: Một do Moulié lấy được của bà góa quan lang người Mường ở miền Sông Đài tỉnh Hoà B́nh. Chiếc này được đem trưng bày ở Hội Chợ Quốc Tế Paris 1889 rồi mất tích. Đến năm 1936 thấy xuất hiện ở bảo tàng viện Guimet.

Một cái nh́n mới về lịch sử Việt Nam:
BBC: Ông có viết là ngày xưa người Mường nhận diện bản thân họ và các dân tộc khác đưạ trên các địa danh nhưng ngày nay họ trở thành một sắc dân thiểu số. Ông có giải thích ư này được không?
Keith Taylor: Năm 1925, tạp chí Nam Phong đă in hai bài về người Mường. Một là do một người Mường đă viết, bài này không dùng thuật ngữ Mường mà chỉ nói về văn hoá tỉnh Ḥa B́nh và nói về những thế hệ lănh đạo gọi Quan Lang bao gồm Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn... Quan Lang là tước hiệu của người lănh đạo trong những địa phương hiện nay ta gọi vùng người Mường.

 

Cao Bá Quát- Thánh Quát:

Lại có quan lang người Mường là Đinh Công Mỹ, suất đội Sơn Tây người thái là Bạch Công Trân cũng đem cả binh sĩ theo về.

Đặc biệt trong "Hùng Vương dựng nước", chương ba, Giáo sư Lê Văn Hảo có viết:

Trong tiếng Việt hiện đại, chạ chỉ c̣n xuất hiện trong một vài từ kép, thành ngữ và địa danh như chung chạ, lăng chạ, ăn chung ở chạ, nằm lang ngủ chạ; chùa Ba chạ là ngôi chùa vốn là của ba làng Xép, Sằn và Mạch Tràng (ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).

Môt vài tṛ hát chèo được Lương Thế Vinh ở thế kỷ XV ghi lại trong cuốn Hí phường phủ lục:

Tŕnh làng tŕnh chạ
Thượng hạ tây đông
Tư cảnh hoà trung
Nghe tôi giáo trống..
.

Trong các bài giáo tṛ cổ của nghệ thuật múa rối có trước đây nhiều thế kỷ cũng có câu:"Cầu cho chạ bằng an, được mùa". Các cụ già ở Cổ Loa cũng c̣n gọi làng ḿnh bằng cái tên cổ xưa nhất: chạ Chủ. Như vậy làng chạ cũng tức là làng xóm, và chung chạ, lang chạ, ăn chung ở chạ v.v... là những tàn dư ngôn ngữ cổ xưa để chỉ phương thức sinh hoạt chủ yếu của nhân dân Việt cổ thời đại dựng nước: sinh hoạt cộng đồng, tập thể trong khung cảnh làng chạ.

Cùng với từ kẻ gần với kuel trong tiếng Mường, chạ và làng chạ cho ta thấy sự gần gũi với những yếu tố văn hóa Việt - Mường qua một loạt từ ngữ đồng dạng: lang, làng, quan lang, nhà lang, nhà làng, ăn chung ở chạ, sống ở làng, sang ở nước...

Cộng đồng, tập thể thân quen nhất của người dân Việt cổ là làng chạ. Thuở ấy con ngươéi cá thể chưa xuất hiện rơ nét, trong khi đó, lối tụ cư, phong tục, hội hè, văn học, nghệ thuật, tư duy ở thời đại dựng nước đă được tạo ra, tồn tại chủ yếu ở làng, theo làng và nói về làng.

Về âm tiết mà xét, chúng ta có những biến âm sau:

Nọc è   Lạc (biến âm n r l)

Ṇng è   Nương (đất)

Ṇng è   Lang (quan lang, lang thang, lang chạ với lang cũng có nghĩa “đất”: lang thang đi từ vùng đất này đến vùng đất khác, lang chạ: cùng hoạt động, sống chung trong vùng nào đó).

Ṇng è   Làng (khu đất có người ở và có những đặc điểm văn hóa chung.)

Lang ~ Làng (trong hai từ làng chạ và lang chạ)

Từ đây, chúng ta cũng có thể thấy một mắc xích chung là:

Lang = Nương = Đất

Từ quan lang chỉ con trai và mỵ nương chỉ con gái chỉ khác nhau từ đi trước, đó là quan và mỵ. Như vậy, quan và mỵ là hai từ chỉ thị cho hai giới tính mang ư nghĩa quư tộc; quan có thể là ông, con trai, hoàng tử(quan çè   quân-Lạc Long Quân)…c̣n mỵ có thể là bà, con gái, công chúa. Và hai từ quan lang, mỵ nương lại thể hiện đúng ngữ pháp tiếng Việt: ông Đất, bà Đất. Về sau này, khi giao lưu văn hóa với người Hoa từ lang và nương lại được người ta dùng để thay thế quan lang và mỵ nương như là hai mỹ từ gọi người con trai và con gái; ví dụ như tân lang, tân nương. Điều này hoàn toàn tự nhiên chứ không có ǵ sai trái cả v́ quan và mỵ là hai chữ khác nhau, quan lang và mỵ nương cũng là hai chữ khác nhau khi dùng lâu dần th́ hoàn toàn người ta có thể sử dụng lang và nương-cũng là hai chữ khác nhau (ư nghĩa ban đầu giống nhau nhưng dù ǵ th́ âm đọc khác nhau) để biểu thị cho quan lang và mỵ nương, rồi cuối cùng dùng để diễn tả hai chữ thuở đầu bản thân đă có nghĩa giới tính là quan và mỵ. Sau một thời gian dài dùng quan lang, mỵ nương, thêm thời gian dài dùng lang và nương người xưa lại quên mất nghĩa "đất" ban đầu cũng chúng. Càng tệ hại hơn do bị nô dịch văn hóa gần ngh́n năm, nhân dân ta trái lại đă nghĩ đă mượn hai từ lang và nương (với nghĩa người con trai, người con gái) của dân tộc đô hộ ḿnh mà không hề nghĩ rằng chính họ là người mượn chúng từ thời có từ quan lang với mỵ nương qua nghĩa hoàn toàn thuần việt là ông đất, bà đất. Người mượn chúng đă không hiểu trọn vẹn triết lư ḍng giống Đất của mẹ Âu nên ngỡ rằng từ lang và từ nương chỉ đơn giản dùng để chỉ thị cho hai giới tính nam nữ.

quan, mỵ = ông, bà  è   quan lang, mỵ nương = ông đất, bà đất è  (v́ lư do nào đó quên mất nghĩa đất mà chú trọng đặc biệt đến nghĩa tại thời điểm đó đang dùng) è   quí ông, quư bà è   lang, nương (với ư nghĩa người con trai, người con gái).

Thế nhưng, tại sao cùng là ṇng mà con gái lại biến ra đất-nương c̣n con trai lại thành đất-lang? Tuy lang và nương đều là hai biến âm khá cận kề của ṇng nhưng cũng cần giải thích rơ ràng hơn. Theo chúng tôi, con gái – đất nương là quan niệm người phụ nữ lo cày cấy, làm nông trên đồng ruộng c̣n con trai – đất lang là người trông coi vùng đất lớn hơn cái ruộng là cái làng:

Mỵ nương – Bà đất (nương): chuyên làm nông trên nương.

Quan lang – Ông đất (lang, làng): người trông coi làng, bảo vệ làng, chủ tŕ việc cúng tế, …

V́ sao có Lạc hầu, Lạc tướng (thuộc nọc) mà con vua lại là quan lang, mỵ nương (thuộc ṇng)? Điều này thật ra không có ǵ vô lư cả. Theo tư tưởng trọng nước lúc bấy giờ và ảnh hưởng của triết lư Dịch nên Lạc được dùng cho tất cả: lạc hầu lạc tướng, lạc điền, lạc dân. Tuy nhiên v́ vua Hùng đầu tiên chính là con trai trưởng đi theo nhánh của mẹ nên cũng do tư tưởng Dịch chủ đạo vua Hùng cũng mang ư nghĩa Đất (con của mẹ Âu-Đất), các con của ông là (ông) Đất, (bà) đất và nước của ông đặt ra cũng là Văn Lang-Vùng đất văn hóa. Nhưng các từ Đất của Âu, Khun (Hùng), Lang, Nương cũng có sự phân cấp đặt biệt. Quư vị độc giả theo dơi h́nh sau sẽ rơ hơn những suy luận tuyệt vời và thấu đáo của người Việt cổ xưa:

Như vậy, các tên gọi cũng triệt để dựa trên nền tảng Dịch học. Đặc biệt nhất là trên nền tảng Đất và Nước.