KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

 

Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. I-5. Ông Oa bà Oa.

 

ý kiến của bạn

5.      Ông Oa, bà Oa:

Mong quý vị đừng vội ngạc nhiên khi thấy chúng tôi dùng từ ông Oa. Làm gì có Ông Oa hay là Nam Oa? Vâng đúng thế. Không có!!! Tuy nhiên, nếu đã có Nữ Oa thì chắc chắn phải có Oa gì đó có mang tính Nam. Từ Nữ Oa cộng với từ Thần Nông đã cho phép chúng ta nghĩ đến một mảng từ ngữ Việt được du nhập qua Trung Hoa. Và vì chúng là danh từ riêng nên có thể suy ra hàng loạt các truyền thuyết còn truyền lại ở Trung Hoa là do được du nhập vào từ dân tộc Việt. Chúng ta hay biết truyền thuyết Nữ Oa vác đá vá trời nhưng chưa hề thấy ông Oa nào cả. Thế nhưng, trong tranh dân gian Đông Hồ có bức tranh khá nổi tiếng “Thầy đồ Cóc”. Đây là bằng chứng người xưa có dùng đến từ Ông Oa. Vậy Oa có ý nghĩa gì mà dùng được cho cả Nữ lẫn Nam?

Theo Việt Nam Từ Điển của Đào Duy Anh, Oa có nghĩa là Ốc, sò; người con gái đẹp; hang, lỗ; nước; cái nồi; và cóc. Vậy Oa có vẻ có tính nữ nhiều hơn với các nghĩa: ốc, sò, hang, lỗ, cái nồi và người con gái đẹp. Thế nhưng nếu lấy nghĩa là thú vật không thôi ta sẽ có Ốc, sò và cóc. Thật lạ chỉ một chữ Oa mà có nhiều nghĩa khá đối chọi nhau. Thế nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì nghĩa của chữ Oa không đến nỗi khó lý giải đến thế. Và cách giải thích hoàn toàn không hề xa lạ, không hề rắc rối, bác học gì cả. Nó liên quan đến một tín ngưỡng mà dân tộc ta khá sùng bái từ thuở xa xưa: tín ngưỡng phồn thực.

Chúng ta có thể chia nghĩa của Oa ra thành 3 nhóm:

a.       Ốc, sò; hang, lỗ; người con gái đẹp, nồi

b.      Nước

c.       Cóc.

Nhóm a. tất cả đều có vẻ dính dáng đến phái nữ và sinh thực Nữ. Nhóm c nếu hiểu qua Cóc-đại diện thái cực và sinh ra Nòng Nọc thì Cóc tương đương Thái Cực thuộc Dương và bằng chứng tính Nam của Cóc nằm trên bức tranh “Thầy đồ Cóc”. Như vậy Oa hoàn toàn có nghĩa là sinh thực hay đúng hơn là tinh Trời Đất, còn vì sao có nghĩa là Nước? Chúng tôi cho rằng Nước cái nôi nuôi nấng Nòng Nọc cũng chính là cái nôi nuôi nấng sinh thực (thực ra Nòng nọc cũng đại diện cho sinh thực) và Nước cũng nằm ngôi số 1 của Hà Đồ. Ngoài ra, nước cũng chính là thế chất của tinh trùng người đàn ông (người đàn bà thì cái đó là trứng, tuy nhiên không ai nhìn thấy trứng cả và khi giao hợp cũng chỉ thấy Nước mà thôi!).

Oa= Ốc, sò; hang, lỗ; người con gái đẹp, nồi =sinh thực nữ hay tinh nữ (tinh trời đất dạng nữ).

Oa= Nước= số 1 Hà Đồ, chất khởi thủy.

Oa=Cóc=sinh thực nam hay tinh nam( cũng là tinh trời đất dạng nam).

Vậy tất cả nghĩa của Oa đều tựu trung cái khởi thủy, cái đầu tiên, cái có nó mà vạn vật được sinh ra.

Và lại lần nữa, chúng tôi cho rằng sự liên quan giữa Cóc và Ốc, sò không có gì lạ lùng cả. Tất cả những suy diễn trên đều bắt đầu từ những quan sát đơn giản nhất:

Cóc-sinh thực Nam: (chúng tôi phát hiện ra điều này từ khi nghiên cứu cách vẽ uyển chuyển Hà Đồ)

Ốc, sò-sinh thực Nữ (không bình luận tự quý vị độc giả hiểu):

Ta có mối liên quan sau:

Kinh Dịch çè  Cócçè  Lão Oa çè   Oa çè   Nữ Oa çè  Ốc, sò çè  Kinh Dịch.

Nếu trên nền tảng Âm Dương thì không có mối quan hệ nào giữa ông Oa bà Oa, hay chính xác hơn là Oa (tinh trời, chất căn nguyên) với Kinh Dịch. Thế nhưng, ở dưới quý vị sẽ chứng kiến những truyền thuyết về bà Nữ Oa có dính đến quan niệm hình thành vũ trụ của người xưa, thậm chí dính dáng một cách số học của thời Hậu Thiên. Còn Cóc lại là mẹ của lưỡng thể Nòng Nọc. Vậy xét cả Oa-cóc lẫn Oa-Nữ Oa thì ta thấy chữ Oa là một thành phần quan trọng của Dịch-nó chính là những quan niệm của tín ngưỡng phồn thực được lồng vào triết lý Dịch [39].Sự liên quan giữa chữ Oa-di sản văn hóa phi vật thể này với Kinh Dịch chỉ có thể thấy được, cảm nhận được khi quán chiếu qua quan điểm Kinh Dịch (Diệc văn) được người Việt cổ làm nên trên nền tảng lưỡng thể Nòng Nọc. Mắc xích cuối cùng chúng tôi sẽ dẫn ra ở phần truyền thuyết.