KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
Trần Quang Bình
Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. I-8. Kinh Dịch.
8. Kinh Dịch:
Từ Kinh có thể là cách người Trung Hoa gọi cái hệ thống văn thư triết học nào đó. Khi được hỏi: “đây là cái gì”, người Việt cổ đã gọi đó bằng từ na ná như “Diệc thư”. Tức là bản văn của dân tộc Diệc.
Để giới thiệu mình và giới thiệu bản văn thư cống của mình, người Việt nói: “Tôi là người Diệc. Đây là Diệc thư.”. Phía bên Trung Hoa không hiểu là cái gì cả, vì không đọc được chữ “c” cuối nên họ nghe như “yue”-vì thế dân ta được họ phong cho chữ “yue”-Việt; rất hợp với tư tưởng bá quyền, dân tộc cực đoan của vua chúa Trung Hoa. Còn Diệc thư càng khó, họ đành phải yêu cầu giải thích thêm, người Việt giải thích “đây là bản văn viết về vận động của vũ trụ.”. (Dĩ nhiên phải kèm theo các điệu tay chân, mắt nữa). Nghe đến vận động của vũ trụ và chữ Diệc, người Trung Hoa lại liên tưởng đến từ họ có là “yi”. Cuối cùng, họ gọi Diệc thư là “yi jing”-Kinh Dịch.
Có ý kiến cho rằng, Kinh là Kinh trong Kinh Dương Vương (châu Kinh), Dịch là Diệc. Kinh Dịch là bản văn của người Diệc đất Kinh [40]