KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. II-2. Khung Hậu Thiên.

 

ý kiến của bạn

2. Khung Hậu Thiên:

Càn=Trời: Đến bây giờ dân Việt ta hay nói làm càn-tức làm trời, nói càn-tức nói trời (ơi), càn quấy (trời nó quấy). Vậy Càn chính là tiếng người Việt ám chỉ Trời. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc cũng hay nói Giàng=Trời là phương ngữ có âm biến của Càn.

Càn: chang chang [40], cằn. Ví dụ: trời nắng chang chang, khô cằn. Chữ Càn này chỉ nắng, nóng.

Càn: cằn [40] chỉ tính nết nóng nảy chỉ có đàn ông có: cộc cằn.

Càn: chàng chỉ phái nam.

Càn: chan chứa, chan hòa. Chữ chan chỉ sự cho ra, ban phát khác đối với chứa có nghĩa thu vào, nhận vào. Như vậy, trong tiếng Việt có hầu hết nghĩa mang tính thuần Nọc của Càn.

Khôn=Đất: Như trên đã nói, người Việt xưa dùng chữ Khôn để nói đến chữ Không. Nhưng lúc ký hiệu Hậu Thiên họ phải dùng nó chỉ một hành thể (element) nào đó thuộc thời Hậu Thiên. Và đây cũng lý giải họ không thể nào dùng Đất để thế vào chỗ Khôn được (bởi vì tên của nó đã được đặt từ lúc có Tiên Thiên Bát Quái). Ta hay nói: “sống Khôn chết Thiêng”. Liệu từ xa xưa nó có ý nghĩa “sống Khôn chết Thiên” (việc dùng chữ Thiên của chữ Hán cũng không ảnh hưởng gì đến suy luận. Người ta có thể vay mượn từ ngữ để nói cho có vần điệu và hợp với ngữ cảnh. Điều quan trọng là người Trung Hoa cũng có những thành ngữ như thế. Nếu không có thì đây chỉ là một vay mượn mà thôi. Vả lại, từ Thiên cũng chưa chắc là tiếng Thuần Hán.). “Sống Khôn chết Thiên” có nghĩa là sống dưới Đất mà chết thì lên Trời, tức hợp với quy luật của vũ trụ, hợp với mối quan hệ giữa Người và Trời Đất. Sau này, dần dần từ Khôn Thiên biến thành Khôn Thiêng- tĩnh từ kết hợp giữa hai tĩnh từ khác. Sống Khôn-có nghĩa sống phải hiểu quy luật giao tế (giữa người với người, người với tự nhiên…) trong vùng  mình sống (tức thuộc các vấn đề dưới trần, dưới đất), còn chết Thiên dần dần thành chết Thiêng-tức chết lại quay về Trời, đúng quy luật là phải được thiêng liêng như Trời. Chính vì lẽ này mà dân tộc ta mới có câu túi khôn con người: cái túi đựng tất cả quy luật sống của con người dưới Đất.[40]

Đoài-Đầm, Đìa, Hồ: chỉ vùng trũng chứa nước thiên nhiên. Từ Đoài hoàn toàn tương đương với Đìa và đến lượt mình đìa kết hợp với đầm để ra tĩnh từ độc đáo sau: đầm đìa. Ngoài ra phương ngữ vùng Nghệ An đế Thừa Thiên có câu: “Lời nói bằng đọi máu.”. Với đọi là cái bát cái tô để chỉ vật nhân tạo có lòng trũng dùng để chứa nước. Nguồn gốc Việt Nam của Đoài càng thấy rõ.

Cấn=Núi: Chúng ta hãy hiểu Cấn một cách bình dị dân dã hơn (bởi vì nếu chữ Cấn có từ ngày xa xưa và là tiếng Việt, thì nó phải ăn sâu vào tâm khảm nhân dân. Vì vậy, nó phải rất dung dị, đơn giản). Cấn là có cái gì đó đội lên làm vướng cái gì úp xuống mặt phẳng cho trước. Giống như khi hôn nhau thì hơi cấn hai cái mũi vậy. Quá dung dị và dân dã. Nhưng nếu nói đến Kinh Diệc thì Càn Khôn luôn luôn thiêng liêng. Chỉ có Núi mọc trên Đất là Cấn với sự giao duyên của Trời và Đất. Như vậy, từ Cấn diễn giải qua Hậu Thiên bằng ngôn ngữ Việt Nam hoàn toàn có nghĩa Núi. Ngoài ra chúng tôi dẫn lại một đoạn của Sử Thi Đẻ Đất Đẻ Nước của dân tộc Mường:50 người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường.”

Cấn đồng âm với Dâng, Nâng, Nấng: dâng cao, nâng lên, nuôi nấng (nuôi là chăm bẵm, nấng là làm lớn lên, làm trưởng thành lên). Nói chung Cấn có nghĩa là làm cao hơn, lớn hơn.

Tốn: Toánà Tốnà Tố (bão tố)à  Dốà  Gió. % xác thực nếu tính các mắt xích biến âm có từ bão tố (một đêm gió bão hay một đêm bão tố, giông tố cũng đuợc mà giông gió cũng dùng được) với Tố=Gió chúng tôi cho rằng rất cao.

Chấn: chấn động (hán việt nhưng cũng có thể của chung), trống (đánh dùi xuống nó làm ra tiếng vang, chấn động. Tương đương với Sấm sét từ trời đánh xuống làm mặt đất chấn động), chồn (bồn chồn), bấn (bấn loạn), bần (bần thần)(bồn, bấn, bần lại liên quan đến bung, bùng…và chấn trong Bạch Thư Chu Dịch viết là thần)

Ly=Lửa[41]. Lyè Ri, nóng râm ri[40].

Khảm=Khẳm=Nước: Khi nghĩ về Khảm, chúng tôi liên tưởng ngay đến thơ của cụ Đồ Chiểu:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không Khẳm

Đâm mấy thằng gian, dạ chẳng sờn.

Thuyền không khẳm là thuyền không bị chìm bởi Nước. Dân ta cũng hay nói câu: đầy khẳm, nhiều khẳm. Cái gì có thể đầy đến vậy? Rõ ràng ý tứ ở đây chỉ Nước. Dùng Khảm chỉ Nước lâu quá, sau đó những từ như đầy nước, nhiều như nước trở thành đầy khẳm, nhiều khẳm. Đến độ, giờ đây từ khẳm lại mang ý nghĩa của tĩnh từ (trạng từ).