Viens ici,
Mélitus;
dis-moi : Y a-t-il rien que tu aies
tant à cœur que de rendre les
[24d] jeunes gens aussi vertueux
qu'ils peuvent l'être?
MÉLITUS.
Non, sans doute.
SOCRATE.
Eh bien donc, dis à nos juges qui
est-ce qui est capable de rendre les
jeunes gens meilleurs? Car il ne
faut pas douter que tu ne le saches,
puisque cela t'occupe si fort. En
effet, puisque tu as découvert celui
qui les corrompt, et que tu l'as
dénoncé devant ce tribunal, il faut
que tu dises qui est celui qui peut
les rendre meilleurs. Parle, Mélitus
.... tu vois que tu es interdit, et
ne sais que répondre: cela ne te
semble-t-il pas honteux, et n'est-ce
pas une preuve certaine que tu ne
t'es jamais soucié de l'éducation de
la jeunesse? Mais, encore une fois,
digne Mélitus, dis-nous qui peut
rendre les jeunes gens meilleurs?
MÉLITUS.
[24e] Les lois.
SOCRATE.
Ce n'est pas là, excellent Mélitus,
ce que je te demande. Je te demande
qui est-ce? Quel est l'homme? Il est
bien sûr que la première chose qu'il
faut que cet homme sache, ce sont
les lois.
MÉLITUS.
Ceux que tu vois ici, Socrate; les
juges.
SOCRATE.
Comment dis-tu, Mélitus? Ces juges
sont capables d'instruire les jeunes
gens, et de les rendre meilleurs?
MÉLITUS.
Certainement.
SOCRATE.
Sont-ce tous ces juges, ou y en
a-t-il parmi eux qui le puissent, et
d'autres qui ne le puissent pas ?
MÉLITUS.
Tous.
SOCRATE.
A merveille, par Junon; tu nous as
trouvé un grand nombre de bons
précepteurs. Mais poursuivons; et
tous ces citoyens qui nous écoutent,
peuvent-ils aussi rendre les jeunes
[25a] gens meilleurs, ou ne le
peuvent-ils pas?
MÉLITUS:
Ils le peuvent aussi.
SOCRATE.
Et les sénateurs?
MÉLITUS.
Les sénateurs aussi.
SOCRATE.
Mais, mon cher Mélitus, tous ceux
qui assistent aux assemblées du
peuple ne pourraient-ils donc pas
corrompre la jeunesse, ou sont-ils
aussi tous capables de la rendre
vertueuse?
MÉLITUS :
Ils en sont tous capables.
SOCRATE.
Ainsi, selon toi, tous les Athéniens
peuvent être utiles à la jeunesse;
hors moi; il n'y a que moi qui la
corrompe : n'est-ce pas là ce que tu
dis?
MÉLITUS.
C'est cela même.
SOCRATE.
En vérité, il faut que j'aie bien du
malheur; mais continue de me
répondre. Te paraît-il qu'il en soit
de même des chevaux? Tous les hommes
[25b] peuvent-ils les rendre
meilleurs, et n'y en a-t-il qu'un
seul qui ait le secret de les gâter?
Ou est-ce tout le contraire? N'y
a-t-il qu'un seul homme, ou un bien
petit nombre, savoir les écuyers,
qui soient capables de les dresser?
Et les autres hommes, s'ils veulent
les monter et s'en servir, ne les
gâtent-ils pas? N'en est-il pas
de-même de tous les animaux? Oui,
sans doute, soit qu'Anytus et toi,
vous en conveniez ou que vous n'en
conveniez point; et, en vérité, ce
serait un grand bonheur pour la
jeunesse, qu'il n'y eût
[25c] qu'un seul homme qui pût la
corrompre, et que tous les autres
pussent la rendre vertueuse. Mais tu
as suffisamment prouvé, Mélitus, que
l'éducation de la jeunesse ne t'a
jamais fort inquiété; et tes
discours viennent de faire paraître
clairement que tu ne t'es jamais
occupé de la chose même pour
laquelle tu me poursuis.
D'ailleurs, je t'en prie, au nom de
Jupiter, Mélitus, réponds à ceci :
Lequel est le plus avantageux
d'habiter avec des gens de bien, ou
d'habiter avec des méchants?
Réponds-moi, mon ami; car je ne te
demande rien de difficile. N'est-il
pas vrai que les méchants font
toujours quelque mal à ceux qui les
fréquentent, et que les bons font
toujours quelque bien à ceux qui
vivent avec eux?
MELITUS.
Sans doute.
SOCRATE.
[25d] Y a-t-il donc quelqu'un qui
aime mieux recevoir du préjudice de
la part de ceux qu'il fréquente, que
d'en recevoir de l'utilité?
Réponds-moi, Mélitus; car la loi
ordonne de répondre. Y a-t-il
quelqu'un qui aime mieux recevoir du
mal que du bien?
MÉLITUS.
Non, il n'y a personne.
SOCRATE.
Mais voyons, quand tu m'accuses de
corrompre la jeunesse, et de la
rendre plus méchante, dis-tu que je
la corromps à dessein, ou sans le
vouloir ?
MÉLITUS.
A dessein.
SOCRATE.
Quoi donc! Mélitus, à ton âge, ta
sagesse surpasse-t-elle de si loin
la mienne à l'âge ou je suis
parvenu, que tu saches fort bien que
les méchants fassent toujours du mal
à ceux qui [25e] les fréquentent et que les
bons leur font du bien, et que moi
je sois assez ignorant pour ne
savoir pas qu'en rendant méchant
quelqu'un de ceux qui ont avec moi
un commerce habituel, je m'expose à
en recevoir du mal, et pour ne pas
laisser malgré cela de m'attirer ce
mal, le voulant et le sachant? En
cela, Mélitus, je ne te crois point,
et je ne pense pas qu'il y ait un
homme au monde qui puisse te croire.
Il faut de deux choses l'une, ou que
je ne corrompe pas les
[26a] jeunes gens; ou, si je les
corromps, que ce soit malgré moi, et
sans le savoir: et, dans tous les
cas, tu es un imposteur. Si c'est
malgré moi que je corromps la
jeunesse, la loi ne veut pas qu'on
appelle en justice pour des fautes
involontaires; mais elle veut qu'on
prenne en particulier ceux qui les
commettent, et qu'on les instruise;
car il est bien sûr qu'étant
instruit, je cesserai de faire ce
que, je fais malgré moi : mais tu
t'en es bien gardé; tu n'as pas
voulu me voir et m'instruire, et tu
me traduis devant ce tribunal, où la
loi veut qu'on cite ceux qui ont
mérité des punitions, et non pas
ceux qui n'ont besoin que de
remontrances.
Ainsi, Athéniens,
voilà une
[26b] preuve bien évidente de ce que
je vous disais, que Mélitus ne s'est
jamais mis en peine de toutes ces
choses-là, et qu'il n'y a jamais
pensé. Cependant, voyons; dis-nous
comment je corromps les jeunes gens:
n'est-ce pas, selon ta dénonciation
écrite, en leur apprenant à ne pas
reconnaître les dieux que reconnaît
la patrie, et en leur enseignant des
extravagances sur les démons?
N'est-ce pas là ce que tu dis?
MÉLITUS.
Précisément.
SOCRATE.
Mélitus, au nom de ces mêmes dieux
dont il s'agit maintenant,
explique-toi d'une manière un
[26c] peu plus claire, et pour moi
et pour ces juges; car je ne
comprends pas si tu m'accuses
d'enseigner qu'il y a bien des dieux
(et dans ce cas, si je crois qu'il y
a des dieux, je ne suis donc pas
entièrement athée, et ce n'est pas
là en quoi je suis coupable), mais
des dieux qui ne sont pas ceux de
l'état : est-ce là de quoi tu
m'accuses? ou bien m'accuses-tu de
n'admettre aucun dieu, et
d'enseigner aux autres à n'en
reconnaître aucun?
MÉLITUS.
[26d] Je t'accuse de ne reconnaître
aucun dieu.
SOCRATE.
O merveilleux Mélitus! pourquoi
dis-tu cela? Quoi! je ne crois pas,
comme les autres hommes, que le
soleil et la lune sont des Dieux?
MÉLITUS.
Non, par Jupiter, Athéniens, il ne
le croit pas; car il dit que le
soleil est une pierre, et la lune
une terre.
SOCRATE.
Tu crois accuser Anaxagore, mon cher
Mélitus, et tu méprises assez nos
juges, tu les crois assez ignorants,
pour penser qu'ils ne savent pas que
les livres d'Anaxagore de Clazomène
sont pleins de pareilles assertions.
D'ailleurs, les jeunes gens
viendraient-ils chercher auprès de
moi avec tant d'empressement une
doctrine qu'ils pourraient aller à
tout moment entendre débiter à
[26e] l'orchestre, pour une dragme
tout au plus, et qui leur donnerait
une belle occasion de se moquer de
Socrate, s'il s'attribuait ainsi des
opinions qui ne sont pas à lui, et
qui sont si étranges et si absurdes?
Mais dis-moi, au nom de Jupiter,
prétends-tu que je ne reconnais
aucun dieu.
MÉLITUS.
Oui, par Jupiter, tu n'en reconnais
aucun.
SOCRATE.
En vérité, Mélitus, tu dis là des
choses incroyables, et auxquelles
toi-même, à ce qu'il me semble, tu
ne crois pas. Pour moi, Athéniens,
il me paraît que Mélitus est un
impertinent, qui n'a intenté cette
accusation que pour m'insulter, et
par une audace de jeune homme; il
est venu ici
[27a] pour me tenter, en proposant
une énigme, et disant en lui-même :
Voyons si Socrate, cet homme qui,
passe pour si sage, reconnaîtra que
je me moque, et que je dis des
choses qui se contredisent, ou si je
le tromperai, lui et tous les
auditeurs. En effet, il paraît
entièrement se contredire dans, son
accusation; c'est comme s'il disait
: Socrate est coupable en ce qu'il
ne reconnaît pas de dieux, et en ce
qu'il reconnaît des dieux; vraiment
c'est là se moquer. Suivez-moi, je
vous en prie, Athéniens, et examinez
avec moi en quoi je pense qu'il se
contredit. Réponds,
[27b] Mélitus; et vous, juges, comme
je vous en ai conjurés au
commencement, souffrez que je parle
ici à ma manière ordinaire. Dis,
Mélitus; y a-t-il quelqu'un dans le
monde qui croie qu'il y ait des
choses humaines, et qui ne croie pas
qu'il y ait des hommes?... Juges,
ordonnez qu'il réponde et, qu'il ne
fasse pas tant de bruit. Y a-t-il
quelqu'un qui croie qu'il y a des
règles pour dresser les chevaux, et
qu'il n'y a pas de chevaux? des airs
de flûte, et point de joueurs de
flûte?... Il n'y a personne,
excellent Mélitus. C'est moi qui te
le dis, puisque tu ne veux pas
répondre, et qui le dis à toute
l'assemblée. Mais réponds à ceci: Y
a-t-il quelqu'un qui admette quelque
chose relatif aux démons, et qui
croie [27c] pourtant qu'il n'y a point de
démons?
MÉLITUS.
Non, sans doute.
SOCRATE
Que tu m'obliges de répondre enfin,
et à grand peine, quand les juges
t'y forcent! Ainsi tu conviens que
j'admets et que j'enseigne quelque
chose sur les démons: que mon
opinion, soit nouvelle, ou soit
ancienne, toujours est-il, d'après
toi-même, que j'admets quelque chose
sur les démons; et tu l'as juré dans
ton accusation. Mais si j'admets
quelque chose sur les démons, il
faut nécessairement que j'admette
des démons; n'est-ce pas? .... Oui,
sans doute; car je prends ton
silence pour un consentement. Or, ne
regardons-nous
[27d] pas les démons comme des
dieux, ou des enfants des dieux? En
conviens-tu, oui ou non
MÉLITUS.
J'en conviens.
SOCRATE.
Et par conséquent, puisque j'admets
des démons de ton propre aveu, et
que les démons sont des dieux, voilà
justement la preuve de ce que je
disais, que tu viens nous proposer
des énigmes, et te divertir à mes
dépens, en disant que je n'admets
point de dieux, et que pourtant
j'admets des dieux, puisque j'admets
des démons. Et si les démons sont
enfants des dieux, enfants bâtards,
à la vérité, puisqu'ils les ont eus
de nymphes ou, dit-on aussi, de
simples mortelles, qui pourrait
croire qu'il y a des enfants des
dieux, et qu'il n'y ait pas des
dieux?
[27e] Cela serait aussi absurde que
de croire qu'il y a des mulets nés
de chevaux ou d'ânes, et qu'il n'y a
ni ânes ni chevaux. Ainsi, Mélitus,
il est impossible que tu ne m'aies
intenté cette accusation pour
m'éprouver, ou faute de prétexte
légitime pour me citer devant ce
tribunal; car que tu persuades
jamais à quelqu'un d'un peu de sens,
que le même homme puisse croire
qu'il y a des choses relatives aux
démons et aux dieux,
[28a] et pourtant qu'il n'y a ni
démons, ni dieux, ni héros, c'est ce
qui est entièrement impossible. |
|
Lại đây
Mélètos; hãy
trả lời tôi. Có phải ông hết
sức quan tâm đến việc làm
sao cho thanh niên thành
quốc ta trở nên đức hạnh
[17]
tột cùng chăng?
Mélètos:
Đúng thế.
Socrate:
Nếu thật vậy, xin ông nói
cho toà nghe ai là người có
thể làm cho thanh niên đức
hạnh hơn đi. Hẳn là ông phải
biết thôi, bởi vì đấy là
chuyện ông luôn luôn tha
thiết mà. Ông cho rằng ông
đã phát hiện ra kẻ làm cho
lớp trẻ hư hỏng, đã tố cáo
hắn trước tòa, vậy thì bây
giờ ông phải chỉ ra được ai
là người có khả năng làm cho
thanh niên ta đức hạnh hơn
chứ. Nói nghe đi Mélètos.
Thấy chưa, ông không mở
miệng trả lời được, đấy
không phải là bằng chứng
hiển nhiên rằng ông chưa bao
giờ bận tâm đến việc giáo
dục tuổi trẻ hay sao?
Nhưng mà
thôi, Mélètos khả kính ạ,
tôi hỏi lại: ai là người có
thể làm cho thanh niên ta
đức hạnh hơn, nói cho mọi
người nghe đi.
Mélètos:
Luật pháp.
Socrate:
Đấy không phải là câu tôi
hỏi, Mélètos ạ. Câu tôi hỏi
ông là: ai? người nào? Tất
nhiên, điều đầu tiên người
ấy phải biết là pháp luật.
Mélètos:
Những người mà ông thấy ở
đây, những người đang xử tội
ông đấy, Socrate.
Socrate:
Ông nói sao, Mélètos? Những
người ngồi xử đây đều có khả
năng dạy dỗ lớp trẻ và làm
cho chúng đức hạnh hơn à?
Mélètos:
Chắc chắn.
Socrate:
Tất cả mọi người hay là
trong số các vị ngồi xử đây,
có người làm được, có người
không làm được ?
Mélètos:
Tất cả.
Socrate:
Héra ơi
[18],
tuyệt vời! Ông đã tìm ra cho
thành quốc một số khổng lồ
các nhà giáo giỏi. Nhưng mà
thôi, ta tiếp tục. Tất cả
các công dân đang nghe ta
đây, họ cũng có khả năng làm
cho thanh niên đức hạnh hơn,
hay không?
Mélètos:
Họ cũng có khả năng ấy.
Socrate:
Thế còn các vị đại biểu
thành quốc?
Mélètos:
Cả các đại biểu thành quốc
nữa.
Socrate:
Thế thì, Mélètos ạ, tất cả
những ai tham dự Đại Hội
Công Dân đều có thể làm
thanh niên hư hỏng, hay là
cả họ nữa cũng đều có khả
năng làm cho tuổi trẻ đức
hạnh hơn?
Mélètos: Họ
đều có khả năng ấy hết cả.
Socrate:
Như vậy, theo ông, mọi công
dân Athènes đều hữu ích cho
tuổi trẻ cả, trừ tôi. Chỉ có
Socrate này là làm thanh
niên hư hỏng, có phải ông
nói thế không?
Mélètos:
Đích xác như thế.
Socrate:
Thật là bất hạnh cho tôi,
nếu quả đấy là sự thật.
Nhưng hãy trả lời tiếp đi.
Theo ông, nếu không phải là
người mà là là ngựa chẳng
hạn, thì sự thể có còn như
thế không? Phải chăng tất cả
mọi người đều có khả năng
làm cho chúng khoẻ đẹp hơn,
và chỉ một người là có bí
quyết làm chúng hư đốn? Hay
là ngược lại? Chỉ có một
người hay một số ít người là
có khả năng đào tạo tuấn mã
thôi, nói cụ thể là kẻ nuôi
ngựa? Còn bao người khác,
khi cưỡi ngựa hay dùng chúng
vào bất kỳ việc gì, đều chỉ
làm chúng hư đốn đi? Phải
chăng không chỉ đối với ngựa
mà ngay cả đối với các gia
súc khác cũng đều như vậy?
Nhất định là phải như thế
thôi, Anytos và Mélètos ạ,
dù các ông có đồng ý hay
không. Và thật ra, quả là
hạnh phúc biết bao cho thanh
niên, nếu thật sự chỉ có một
người có thể làm chúng hư
hỏng trong khi tất cả mọi
người khác đều có khả năng
làm chúng đức hạnh hơn.
Nhưng mà thôi, Mélètos; ông
đã chứng minh khá đầy đủ
rồi. Những phát biểu của ông
vừa nói rõ ràng rằng ông
chẳng tha thiết gì với thanh
niên, mà cũng chưa bao giờ
bận tâm về chuyện giáo dục
mà ông đã mượn danh nghĩa để
truy tố tôi.
Hơn nữa, nhân danh Zeus, xin
ông trả lời tôi câu hỏi này,
Mélètos: sống với người tốt
hay sống với kẻ xấu, đàng
nào lợi hơn? Câu hỏi chẳng
có chi là khó, trả lời tôi
đi ông bạn. Có phải kẻ xấu
bao giờ cũng gây hại, trong
khi người tốt luôn luôn làm
lợi cho người chung quanh
chăng?
Mélètos:
Đúng thế.
Socrate:
Như vậy, có ai thích nhận
thiệt hại hơn là lợi ích từ
những người mà mình giao
thiệp hay không? Trả lời đi
Mélètos, như luật pháp bắt
buộc ông. Có ai thích nhận
chuyện dữ hơn là điều lành
chăng?
Mélètos:
Không. Chẳng
có ai cả.
Socrate:
Xem nào, thế khi ông kết tội
tôi làm thanh niên hư
hỏng
Mélètos:
Cố ý. Tôi tin chắc như thế.
Socrate:
Thế là thế nào, Mélètos? Ở
tuổi ông, sự khôn ngoan đã
vượt xa Socrate già đời này,
đến độ ông còn biết rằng kẻ
hung ác bao giờ cũng gây hại
và người hiền lành luôn luôn
làm lợi cho người chung
quanh, trong khi tôi lại ngu
muội đến mức không hiểu rằng
khi mình làm cho kẻ khác xấu
ác thì chắc chắn phải chờ
đợi bị hắn hãm hại trở lại,
và chẳng những thế tôi còn
cố ý làm hư hỏng lớp trẻ để
bị làm hại một cách hoàn
toàn ý thức nữa kia! Điều
này, không chỉ một mình tôi
mà chẳng ai trên đời này có
thể tin ông nổi, Mélètos ạ.
Hoặc tôi không làm thanh
niên hư hỏng, hoặc nếu tôi
làm thì đấy chỉ là chuyện
ngoài ý muốn và ngoài sự
hiểu biết của tôi; trong cả
hai trường hợp, ông là kẻ
khai man. Luật pháp không
trừng phạt loại lỗi lầm
không chủ tâm; nếu tôi vô
tình làm thanh niên hư hỏng,
đáng lẽ ông phải gọi tôi ra
một nơi để dạy bảo hay cảnh
cáo thì mới đúng, bởi vì
hiển nhiên là nếu được
khuyên can, tôi sẽ hết làm
lỗi mà không biết. Đàng này,
thay vì tìm gặp để dạy bảo,
ông lại lôi cổ tôi ra toà,
nơi để xét xử kẻ đáng bị
trừng phạt hơn là chỉ cần
quở trách.
Thưa quý đồng hương Athènes,
đấy là chứng cớ đủ hiển
nhiên về điều tôi nói ban
nãy: Mélètos chưa bao giờ
bận tâm về các vấn đề này.
Dù sao, tôi cũng muốn biết
thêm. Nói chúng tôi nghe đi,
Mélètos, tôi đã làm thanh
niên hư hỏng bằng cách nào.
Có phải bằng cách xúi giục
họ không nhìn nhận và thay
thế các thần linh của thành
quốc bằng tà thần ở nơi
khác, như được ghi lại trong
đơn kiện của ông không?
Mélètos:
Chính thế.
Socrate:
Mélètos, nhân danh ngay
chính các vị thầnđang nói
đây, hãy giải thích rõ ràng
hơn một chút cho tôi và cả
toà nghe, bởi vì tôi chưa
hiểu ông buộc tôi tội gì.
Tội đã dạy rằng thần thánh
có thật (trong trường hợp
này, tôi không vô thần, và
không thể mắc tội vô thần),
song không phải là các thần
linh mà thành quốc này thờ.
Hay tội chang những đã tin
không có thần thánh, mà còn
dạy kẻ khác đừng công nhận
bất kỳ thần linh nào?
Mélètos:
Tôi buộc tội ông không công
nhận bất cứ vị thần nào.
Socrate:
Tuyệt vời! Tại sao ông nói
thế, Mélètos! Bộ tôi không
tin như mọi người rằng mặt
trời, mặt trăng đều là thiên
thần cả à?
Mélètos:
Zeus ơi, tôi thề. Không,
thưa quý vị thẩm phán, hắn
hoàn toàn không tin; bởi vì
hắn nói mặt trời là đá, còn
mặt trăng là đất.
Socrate:
Ông tưởng tượng đang buộc
tội Anaxagore hay sao
Mélètos? Ông khinh thường
các vị thẩm phán quá, nếu
ông tưởng họ dốt đến mức
không biết rằng trong các
cuộn giấy của Anaxagore đầy
những khẳng định tương tự.
Hơn nữa, ông còn tưởng tượng
rằng lớp trẻ nô nức kéo nhau
đến học ở Socrate thứ lý
thuyết mà chỉ cần trả chưa
tới 1 đrắc chúng đã có thể
nghe đọc ngay cận sân khấu
quảng trường bất cứ lúc nào
[19],
lại còn có cơ hội chế giễu
Socrate này nữa chứ, nếu tôi
dám nhận vơ loại ý kiến phi
lý đến kỳ cục đó là của
mình. Nhưng mà, Zeus ơi, ông
cho rằng tôi không công nhận
bất cứ vị thần nào thực à?
Mélètos:
Đúng. Nhân danh Zeus, tôi
thề là ông không công nhận
thần thánh nào cả.
Socrate:
Những điều ông vừa nói quả
khó tin, Mélètos; tôi có cảm
tưởng rằng chính ông cũng
không tin nổi. Thưa quý đồng
hương Athènes, đối với tôi,
Mélètos là kẻ liều lĩnh và
xấc láo: do sự bồng bột và
thiếu tự chế của tuổi trẻ, y
đã đặt chuyện buộc tội để
lăng nhục tôi. Chắc y đến
đây nhằm thử thách tôi bằng
một câu đố, tự nhủ trong
đầu: để coi thử xem Socrate,
kẻ được tiếng là hiểu biết
có nhìn ra rằng tôi đang bỡn
cợt, đang nói năng ngược
ngạo, hay là tôi có thể lừa
được cả hắn lẫn những người
nghe khác. Bởi vì thực sự là
y đã tự mâu thuẫn hoàn toàn
trong lời buộc tội, như thể
là y đã nói: Socrate mắc tội
không tin là có thần thánh,
đồng thời Socrate mắc tội
tin rằng có thần thánh. Như
thế mà không phải là bỡn cợt
sao?
Xin quý vị
hãy theo dõi, và cùng tôi
xét xem vì sao tôi nghĩ rằng
y mâu thuẫn. Trả lời đi,
Mélètos; riêng quý tòa, như
tôi đã yêu cầu ngay từ đầu,
xin quý vị chịu khó nghe
Socrate này phát biểu theo
lối nói thường ngày của tôi.
Nói chúng tôi nghe đi,
Mélètos: trên đời này, có ai
tin rằng có những chuyện
liên hệ đến con người mà lại
không có con người chăng?
Xin quý toà ra lệnh cho y
phải trả lời thay vì né
tránh ồn ào như thế. Có ai
tin rằng có thuật nuôi ngựa
mà không có ngựa chăng? Có
tiếng sáo mà không có người
thổi sáo chăng? Bởi vì ông
không chịu mở miệng, tôi nói
thay ông vậy. Chẳng có ai
cả, Mélètos ạ. Xin trả lời,
cho ông và với toàn thể cử
tọa như thế. Hãy trả lời
thêm câu hỏi này nữa: có ai
tin vào chuyện quỷ thần mà
không tin là có quỷ thần
chăng?
[20]
Mélètos:
Chắc là không.
Socrate:
Cám ơn ông đã trả lời, mặc
dù thật là khó nhọc, dưới sự
bắt buộc của tòa! Như vậy,
ông đồng ý rằng tôi có công
nhận và dạy dỗ chuyện quỷ
thần: dù đã xa xưa hay mới
đây không thành vấn đề, cái
chính là theo ông tôi đã bàn
về mãnh lực quỷ thần, ông đã
viết và thề độc như thế
trong cáo trạng. Nhưng nếu
công nhận hiệu lực của quỷ
thần, thì tất yếu cũng phải
công nhận là có quỷ thần
chứ, phải không? Vâng, nhất
định như thế thôi. Ông im
lặng là thừa nhận rồi. Thế
mà, có phải chúng ta đều xem
quỷ thần như thần linh hay
con cháu thần thánh chăng?
Ông có đồng ý không nào?
Mélètos:
Đồng ý.
Socrate:
Rốt cuộc, bởi vì tôi công
nhận là có quỷ thần theo lời
khai của chính ông, và bởi
vì quỷ thần đều là thần
linh, đấy là bằng chứng của
điều tôi nói: ông đến đây để
thách đố và giải trí trên
đầu Socrate, vừa quả quyết
rằng tôi không tin là có
thần thánh, vừa xác nhận
rằng tôi tin là có thần
thánh, bởi vì tôi tin là có
quỷ thần. Và nếu quỷ thần là
con cháu thần thánh - dù là
con hoang của các vị với
loài tiên, loài tinh, hay
ngay cả người thường như ta
nói -, ai có thể tin được
rằng có con cháu thần thánh
mà lại không có thần thánh?
Nó cũng phi lý như tin rằng
có giống la do lừa với ngựa
đẻ ra, mà lại không có cả
ngựa lẫn lừa! Như thế, thật
khó tin nổi rằng ông đã
không đặt chuyện kiện cáo
này ra, hoặc để thử thách
tôi, hoặc vì ông không tìm
ra được một lý do chính đáng
nào khác. Bởi vì làm sao ông
có thể thuyết phục được bất
cứ ai chưa hoàn toàn ngớ
ngẩn rằng cùng một người lại
có thể vừa tin là có những
biểu hiện của quỷ thần và
thần thánh, lại vừa đồng
thời quả quyết rằng không có
cả thần thánh, quỷ thần lẫn
các bán thần là anh hùng?
Đời nào ông làm được,
Mélètos.
|