Apologie de Socrate - Socrate tự biện

Vietsciences- Phạm Trọng Luật -  Platon      (Victor Cousin, 1822) 

 

Bài song ngữ Pháp - Việt  Nguyên bản và những bài dịch Việt, Anh, Đức
  1. Đoạn 1
  2. Đoạn 2
  3. Đoạn 3
  4. Đoạn 4
  5. Đoạn 5

Tiểu sử của Socrate
Tiểu sử của Platon
Socrate tự biện (Tiếng Việt)
The Apology of Socrates (Tiếng Anh)
Πλάτωνος Ἀπολογία Σωκράτους(NB  Platon)
Die Apologie des Sokrates
Những mẩu chuyện về Socrate

Năm 399 trước Tây lịch, Socrate bị ba công dân Athènes là Mélètos, Anytos và Lycon truy tố về tội «làm thanh niên hư hỏng» và «thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Theo luật pháp của Athènes, kẻ bị buộc tội có thể tự biện hộ hay đọc bài cãi do người khác viết giúp. Ông chọn giải pháp đầu, và sau một phiên xử mang danh nghĩa công lý song thực chất là chính trị, đã bị kết án phải uống thuốc độc. Nhưng cũng từ đó, Socrate hoá thân thành mẫu mực bất tử, bài tự biện của ông do Platon ghi lại trở thành tác phẩm văn học và triết học gối đầu giường, «trường hợp Socrate» không ngừng chất vấn lương tâm con người, đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn về công lý cho mọi chế độ chính trị.

Để chuyển ngữ tác phẩm lý thú này, chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Victor Cousin (Apologie de Socrate, 1822), và bản dịch tiếng Anh của Benjamin Jowett (The Apology of Socrates, 1892), cả hai đều có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet. Tuy nhiên, ở một số đoạn, chúng tôi đã sử dụng song song các bản dịch Pháp ngữ mới của Emile Chambry hoặc Luc Brisson, khi thấy cần phải diễn tả giản dị, trong sáng hoặc gần gũi hơn với tiếng Việt.

Socrate (-470 ; -399) Platon (-427; - 347) Victor Cousin (1792-1867)

Người hầu mang đến cho ông ly chứa nước cốt cây ciguë (1)

Socrate tường thuật nguồn gốc của sự vu khống mà ông là nạn nhân, chất vấn Mélètos, và đặt vấn đề công lý.

PREMIERE PARTIE   PHẦN MỘT - Đoạn 3

Mais je n'ai pas besoin d'une plus longue défense, Athéniens; et ce que je viens de dire suffit, il me semble, pour faire voir que je ne suis point coupable, et que l'accusation de Mélitus est sans fondement. Et quant à ce que je vous disais au commencement, que j'ai contre moi de vives et nombreuses inimitiés, soyez bien persuadés qu'il en est ainsi; et ce qui me perdra si je succombe, ce ne sera ni Mélitus ni Anytus, mais l'envie et la calomnie, qui ont déjà fait périr tarit de gens de bien, et qui en feront encore périr tant d'autres; car il ne faut pas espérer [28b]  que ce fléau s'arrête à moi.

Mais quelqu'un me dira peut-être : N'as-tu pas honte, Socrate, de t'être attaché à une étude qui te met présentement en danger de mourir?

Je puis répondre avec raison à qui me ferait cette objection :Vous êtes dans l’erreur, si vous croyez qu'un homme, qui vaut quelque chose, doit, considérer les chances de la mort ou de la vie, au lieu de chercher seulement, dans toutes ses démarches, si ce qu'il fait est juste ou injuste, et si c'est l'action d'un homme de bien ou d'un méchant. Ce seraient donc, suivant vous, des insensés que tous ces demi-dieux qui moururent au siège de Troie, et particulièrement le fils [28c] de Thétis, qui comptait le danger pour si peu de chose, en comparaison de la honte, que la déesse sa mère, qui le voyait dans l'impatience d'aller tuer Hector, lui ayant parlé à peu près en ces termes, si je m'en souviens mon fils, si tu venges la mort de Patrocle, ton ami, en tuant Hector, tu mourras; car ton trépas doit suivre celui d'Hector; lui, méprisant le péril et la mort, et [28d] craignant beaucoup plus de vivre comme un lâche, sans venger ses amis :

Que je meure à l'instant, s'écrie-t-il, pourvu que je punisse le meurtrier de Patrocle, et que je ne reste pas ici exposé au mépris, Assis sur mes vaisseaux, fardeau inutile de la terre.
Est-ce là s'inquiéter du danger et de la mort?

Et en effet, Athéniens, c'est ainsi qu'il en doit être. Tout homme qui a choisi un poste, parce qu'il le jugeait le plus honorable, ou qui y a été placé par son chef, doit, à mon avis, y demeurer ferme, et ne considérer ni la mort, ni le péril, ni rien autre chose que l'honneur. Ce serait donc de ma part une étrange conduite, Athéniens, si, après avoir gardé fidèlement, comme un brave soldat, tous les potes où j'ai [28e] été mis par vos généraux, à Potidée, à Amphipolis et à Délium, et, après avoir souvent exposé ma vie, aujourd'hui que le dieu de Delphes m'ordonne, à ce que je crois, et comme je l'interprète moi-même, de passer mes jours dans l'étude de la philosophie, en m'examinant moi-même, et en examinant les autres, la peur de [29a]  la mort, ou quelque autre danger, me faisait abandonner ce poste. Ce serait là une conduite bien étrange, et c'est alors vraiment qu'il faudrait me citer devant ce tribunal comme un impie qui ne reconnaît point de dieux, qui désobéit à l'oracle, qui craint la mort, qui se croit sage, et qui ne l'est pas; car craindre la mort, Athéniens, ce n'est autre chose que se croire sage sans l'être, car c'est croire connaître ce que l'on ne connaît point. En effet, personne ne connaît ce que c'est que la mort, et si elle n'est pas le plus grand de tous les biens pour l'homme.

[29b] Cependant on la craint, comme si l'on savait certainement que c'est le plus grand de tous les maux. Or, n'est-ce pas l'ignorance la plus honteuse que de croire connaître ce que l'on ne connaît point? Pour moi, c'est peut-être en cela que je suis différent de la plupart des hommes; et si j'osais me dire plus sage qu'un autre en quelque chose, c'est en ce que, ne sachant pas bien ce qui se passe après cette vie, je ne crois pas non plus le savoir; mais ce que je sais bien, c'est qu'être injuste, et désobéir à ce qui est meilleur que soi, dieu ou homme, est contraire au devoir et à l'honneur. Voilà le mal que je redoute et que je veux fuir, parce que je sais que c'est un mal, et non pas de prétendus maux qui peut-être sont des [29c] biens véritables : tellement que si vous me disiez présentement, malgré les instances d'Anytus qui vous a représenté ou qu'il ne fallait pas m'appeler devant ce tribunal, ou qu'après m'y avoir appelé, vous ne sauriez vous dispenser de me faire mourir, par la raison, dit-il, que si j'échappais, vos fils, qui sont déjà si attachés à la doctrine de Socrate, seront bientôt corrompus sans ressource; si vous me disiez : Socrate, nous rejetons l'avis d'Anytus, et nous te renvoyons absous ; mais c'est à condition que tu cesseras de philosopher et de faire tes recherches accoutumées ; et si tu y retombes , et que tu sois découvert, tu mourras; oui, si vous me [29d] renvoyiez à ces conditions, je vous répondrais sans balancer: Athéniens, je vous honore et je vous aime, mais j'obéirai plutôt au dieu qu'à vous; et tant que je respirerai et que j'aurai un peu de force, je ne cesserai de m'appliquer à la philosophie, de vous donner des avertissements et des conseils, et de tenir à tous ceux que je rencontrerai mon langage ordinaire : ô mon ami! comment, étant Athénien, de la plus grande ville et la plus renommée pour les lumières et la puissance, ne rougis-tu pas de ne penser qu'à amasser des richesses , à acquérir du crédit et [29e] des honneurs, sans t'occuper de la vérité et de la sagesse, de toit âme et de son perfectionnement? Et si quelqu'un de vous prétend le contraire, et me soutient qu'il s'en occupe, je ne l'en croirai point sur sa parole, je ne le quitterai point; mais je l'interrogerai, je l'examinerai, je le confondrai, et si je trouve qu'il ne soit pas vertueux, [30a] mais qu'il fasse semblant de l'être, je lui ferai honte de mettre si peu de prix aux choses les plus précieuses, et d'en mettre tant à celles qui n'en ont aucun. Voilà de quelle manière je parlerai à tous ceux que je rencontrerai, jeunes et vieux, concitoyens et étrangers, mais plutôt à vous, Athéniens, parce que vous me touchez de plus près; et sachez que c'est là ce que le dieu m'ordonne, et je suis persuadé qu'il ne peut y avoir rien de plus avantageux à la république que mon zèle à remplir l'ordre du dieu : car toute mon occupation est de vous persuader, [30b] jeunes et vieux, qu'avant le soin du corps et des richesses, avant tout autre soin, est celui de l'âme et de son perfectionnement. Je ne cesse de vous dire que ce n'est pas la richesse qui fait la vertu; mais, au contraire, que c'est la vertu qui fait la richesse, et que c'est de là que naissent tous les autres biens publics et particuliers. Si, en parlant ainsi, je corromps la jeunesse, il faut que ces maximes soient un poison; car si on prétend que je dis autre chose, on se trompe, ou l’on vous en impose. Ainsi donc, je n'ai qu'à vous dire : Faites ce que demande Anytus, ou ne le faites pas; renvoyez-moi, ou ne me renvoyez pas, je ne ferai jamais autre chose, quand je devrais [30c] mourir mille fois .

Ne murmurez pas, Athéniens , et accordez-moi la grâce que je vous ai demandée, de m'écouter patiemment cette patience, à mon avis, ne vous sera pas infructueuse. J'ai à vous dire beaucoup d'autres choses qui, peut-être, exciteront vos clameurs; mais ne vous livrez pas à ces mouvements de colère, Soyez persuadés que si vous; me faites mourir, étant tel que je viens de le déclarer, vous vous ferez plus de mal, qu'à moi. En effet, ni Anytus ni Mélitus ne me feront aucun mal; [30d] ils ne le peuvent, car je ne crois pas qu'il soit au pouvoir du méchant de nuire à l’homme de bien. Peut-être me feront-ils condamner à la mort ou à l'exil ou à la perte de mes droits de citoyen, et Anytus et les autres prennent sans doute cela pour de très grands maux; mais moi je ne suis pas de leur avis; à mon sens, le plus grand-de tous les maux, c'est ce qu'Anytus fait aujourd'hui, d'entreprendre de faire périr un innocent.

Maintenant, Athéniens, ne croyez pas que ce soit pour l'amour de moi que je me défends, comme on pourrait le croire; c'est pour l'amour de vous, de peur qu'en me condamnant, [30e] vous n'offensiez le dieu dans le présent qu'il vous a fait; car si vous me faites mourir, vous ne trouverez pas facilement un autre citoyen comme moi, qui semble avoir été attaché à cette ville, la comparaison vous paraîtra peut-être un peu ridicule, comme à un coursier puissant et généreux, mais que sa grandeur même appesantit, et qui a besoin d'un éperon qui l'excite et l'aiguillonne. C'est ainsi que le dieu semble m'avoir choisi pour vous exciter et vous aiguillonner, pour gourmander chacun de [31a] vous, partout et toujours sans vous laisser aucun relâche.

Un tel homme, Athéniens, sera difficile à retrouver, et, si vous voulez m'en croire, vous me laisserez la vie. Mais peut-être que, fâchés comme des gens qu'on éveille quand ils ont envie de s'endormir, vous me frapperez, et, obéissant aux insinuations d'Anytus, vous me ferez mourir sans scrupule; et après vous retomberez pour toujours dans un sommeil léthargique, à moins que la Divinité, prenant pitié de vous, ne vous envoie encore un homme qui me ressemble. Or, que ce soit elle-même qui m'ait donné à cette ville, c'est ce que vous pouvez aisément reconnaître à cette marque, qu'il y a [31b] quelque chose de plus qu'humain à avoir négligé pendant tant d'années mes propres affaires, pour m'attacher aux vôtres, en vous prenant chacun en particulier, comme un père ou un frère aîné pourrait faire, et en vous exhortant sans cesse à vous appliquer à la vertu. Et si j'avais tiré quelque salaire de mes exhortations, ma conduite pourrait s'expliquer; mais vous voyez que mes accusateurs mêmes, qui m'ont calomnié avec tant d'impudence, n'ont pourtant pas eu; le front de me reprocher et d'essayer de prouver par témoins;[31c] que j'aie jamais exigé ni demandé le moindre salaire; et je puis offrir de la vérité de ce que j'avance un assez bon témoin, à ce qu'il me semble: ma pauvreté.


Mais peut-être paraîtra-t-il inconséquent que je me sois mêlé de donner à chacun de vous des avis en particulier, et que je n'aie jamais eu le courage de me trouver dans les assemblées du peuple, pour donner mes conseils à la république. Ce qui m'en a empêché, Athéniens, c'est ce je ne sais quoi de divin et de démoniaque, [31d] dont vous m'avez si souvent entendu parler, et dont Mélitus, pour plaisanter, a fait un chef d'accusation contre moi. Ce phénomène extraordinaire s'est manifesté en moi dès mon enfance; c'est une voix qui rie se fait entendre que pour me détourner de ce que j'ai résolu, car jamais elle ne m'exhorte à rien entreprendre: c'est elle qui s'est toujours opposée à moi, quand j'ai voulu me mêler des affaires de la république, et elle s'y est opposée fort à propos; car sachez bien qu'il y a longtemps que je ne serais plus en [31e] vie, si je m'étais mêlé des affaires publiques, et je n'aurais rien avancé ni pour vous, ni pour moi. Ne vous fâchez point, je vous en conjure, si je vous dis la vérité. Non, quiconque voudra lutter franchement contre les passions d'un peuple, celui d'Athènes, ou tout autre peuple; quiconque voudra empêcher qu'il ne se commette rien d'injuste ou d'illégal dans un état, ne le fera [32a] jamais  impunément. Il faut de toute nécessité que celui qui veut combattre pour la justice, s’il veut vivre quelque temps, demeure simple particulier, et ne prenne aucune part au gouvernement. Je puis vous en donner des preuves incontestables, et ce ne seront pas des raisonnements, mais ce qui a bien plus d'autorité auprès de vous, des faits. Écoutez donc ce qui m'est arrivé, afin que vous sachiez bien que je sois incapable de céder à qui que ce soit contre le devoir, par crainte de la mort; et que, ne voulant pas le faire, il est impossible que je ne périsse pas. Je vais vous dire des choses qui vous déplairont, et où vous trouverez peut-être la jactance des plaidoyers ordinaires: cependant je ne vous dirai rien qui ne soit vrai.

[32b] Vous savez, Athéniens, que je n'ai jamais exercé aucune magistrature, et que j'ai été seulement sénateur. La tribu Antiochide, à laquelle j'appartiens, était justement de tour au Prytanée, lorsque, contre toutes les lois, vous vous opiniâtrâtes à faire simultanément le procès aux dix généraux qui avaient négligé d'ensevelir les corps de ceux qui allaient péri au combat naval des Arginuses; injustice que vous reconnûtes, et dont vous vous repentîtes clans la suite. En cette occasion, je fus le seul des prytanes qui osai m'opposer à la violation des lois, et voter contre vous. Malgré les orateurs qui se préparaient à me dénoncer, malgré vos menaces et vos cris, j'aimai mieux courir ce danger avec [32c] la loi et la justice, que de consentir avec vous à une si grande iniquité, par la crainte des chaînes ou de la mort. Ce fait eut lieu pendant que le gouvernement démocratique subsistait encore. Quand vint l'oligarchie, les Trente me mandèrent moi cinquième au Tholos et me donnèrent l'ordre d'amener de Salamine Léon le Salaminien, afin qu'on le fit mourir; car ils donnaient de pareils ordres à beaucoup de personnes, pour compromettre le plus de monde qu'ils pourraient; et alors je prouvai, non pas en paroles, mais [32d] par des effets, que je me souciais de la mort comme de rien, si vous me passez cette expression triviale, et que mon unique soin était de ne rien faire d'impie et d'injuste. Toute la puissance des Trente, si terrible alors, n'obtint rien de moi contre la justice. En sortant du Tholos, les quatre autres s'en allèrent à Salamine, et amenèrent Léon, et moi je me retirai dans, ma maison; et il ne faut pas douter que ma mort n'eût suivi ma désobéissance, si ce gouvernement n'eût été aboli bientôt après. C’est ce que peuvent [32e] attester un grand nombre de témoins.

Pensez-vous donc que j'eusse vécu tant d'années, si je me fusse mêlé des affaires de la république, et qu'en homme de bien, j'eusse tout foulé aux pieds pour ne penser qu'à défendre la justice? Il s'en faut bien, Athéniens; ni moi, ni aucun autre homme, ne l'aurions pu faire.

[33a] Pendant  tout le cours de ma vie, toutes les fois qu'il m'est arrivé de prendre part aux affaires publiques, vous me trouverez le même; le même encore  dans mes relations privées, ne cédant jamais rien à qui que ce soit contre la justice, non pas même à aucun de ces tyrans, que mes calomniateurs veulent faire passer pour mes disciples.

Je n'ai jamais été le maître de personne; mais si quelqu'un, jeune ou vieux, a désiré s'entretenir avec moi, et voir comment je m'acquitte de ma mission, je n'ai refusé à personne cette satisfaction.

[33b] Loin de parler quand on me paie, et de me taire quand on ne me donne rien, je laisse également le riche et le pauvre m'interroger; ou, si on l'aime mieux, on répond à mes questions, et l'on entend ce que j'ai à dire. Si donc, parmi ceux qui me fréquentent, il s'en trouve qui deviennent honnêtes gens ou malhonnêtes gens, il ne faut ni m'en louer ni m'en blâmer; ce n'est pas moi qui en suis la cause, je n'ai jamais promis aucun enseignement, et je n'ai jamais rien enseigné; et si quelqu'un prétend avoir appris ou entendu de moi en particulier autre chose que ce que je dis publiquement à tout le monde, soyez persuadés que c'est une imposture.

 Vous savez maintenant pour quoi on aime à converser si longtemps avec moi : [33c] je vous ai dit la vérité toute pure; c'est qu'on prend plaisir à voir confondre ces gens qui se prétendent sages, et qui ne le sont point; et, en effet, cela n'est pas  désagréable. Et je n'agis ainsi, je vous le répète, que pour accomplir l'ordre que le dieu m'a donné par la voix des oracles, par celle des songes et par tous les moyens qu'aucune autre puissance céleste a jamais employés pour communiquer sa volonté à un mortel. Si ce que je vous dis n'était pas vrai i1 vous serait aisé de me convaincre de mensonge; [33d] car si je corrompais les jeunes gens, et que j'en eusse déjà corrompu, il faudrait que ceux qui, en avançant en âge, ont reconnu que je leur ai donné de pernicieux conseils dans leur jeunesse, vinssent s'élever contre moi, et me faire punir; et s'ils ne voulaient pas se charger eux-mêmes de ce rôle, ce serait le devoir des personnes de leur famille, comme leurs pères ou leurs frères ou leurs autres parents, de venir demander vengeance contre moi, si j'ai nui à ceux qui leur appartiennent; et j'en vois plusieurs qui sont [33e] ici présents, comme Criton, qui est du même bourg que moi, et de mon âge, père de Critobule, que voici; Lysanias de Sphettios, avec son fils Eschine; Antiphon de Céphise, père d'Épigenès, et beaucoup d'autres dont les frères me fréquentaient, comme Nicostrate, fils de Zotide, et frère de Théodote. Il est vrai que Théodote est mort, et qu'ainsi il n'a plus besoin, du secours de son frère. Je vois encore Parale, fils de Démodocus, et dont le frère était [34a] Théagès; Adimante, fils d'Ariston, avec son frère Platon; Acéantodore, frère d'Apollodore, que je reconnais aussi, et beaucoup d'autres dont Mélitus aurait bien dû faire comparaître au moins un comme témoin dans sa cause. S'il n'y a pas pensé, il est encore temps; je lui permets de le faire; qu'il dise donc s'il le peut. Mais vous trouverez tout le contraire, Athéniens; vous verrez qu'ils sont tout prêts à me défendre, moi qui ai corrompu et perdu leurs enfants et leurs frères, [34b] s'il faut en croire Mélitus et Anytus; car je ne veux pas faire valoir ici le témoignage de ceux que j'ai corrompus, ils pourraient avoir leur raison pour me défendre; mais leurs parons, que je n'ai pas séduits, qui sont déjà avancés en âge, quelle autre raison peuvent-ils avoir de se déclarer pour moi, que mon bon droit et mon innocence; et leur persuasion que Mélitus est un imposteur ,et que je dis la vérité?

Mais en voilà assez, Athéniens; telles sont à peu près les raisons que je puis employer pour me défendre; les autres seraient du même genre.

[34c] Mais peut-être se trouvera-t-il quelqu'un parmi vous qui s'irritera contre moi, en se souvenant que, dans un péril beaucoup moins grand, il a conjuré et supplié les juges avec larmes, et que, pour exciter une plus grande compassion, il a fait paraître ses enfants, tous ses parons et tous ses amis; au lieu que je ne fais rien de tout cela, quoique , selon toute apparence , je coure le plus grand danger. Peut-être que cette différence, se présentant à son esprit, l'aigrira contre moi, et que, dans le dépit que lui [34d] causera ma conduite, il donnera son suffrage avec colère. S'il y a ici quelqu'un qui soit dans ces sentiments; ce que je ne saurais croire, mais j'en fais la supposition, je pourrais lui dire avec raison: Mon ami, j'ai aussi des parents; car pour me servir de l'expression d'Homère.

Je ne suis point né d'un chêne ou d'un rocher, mais d'un homme. Ainsi, Athéniens, j'ai des parents; et pour des enfants, j'en ai trois, l'un déjà dans l'adolescence, les deux autres encore en bas âge; et cependant je ne les ferai pas paraître ici pour vous engager à m'absoudre. Pourquoi ne le ferai-je pas? Ce n'est ni par une [34e] opiniâtreté superbe, ni par aucun mépris pour vous; d'ailleurs, il ne s'agit pas ici de savoir si je regarde la mort avec intrépidité ou avec faiblesse;

mais pour mon honneur, pour le vôtre et celui de la république, il ne me paraît pas convenable d'employer ces sortes de moyens, à l'âge que j'ai, et avec ma réputation, vraie ou fausse, puisque enfin c'est une [35a] opinion généralement reçue que Socrate a quelque avantage sur le vulgaire des hommes. En vérité, il serait honteux que ceux qui parmi vous se distinguent par la sagesse, le courage ou quelque autre vertu, ressemblassent à beaucoup de gens que j'ai vus, quoiqu'ils eussent toujours passé pour de grands personnages, faire pourtant des choses d'une bassesse étonnante quand on les jugeait, comme s'ils eussent cru qu'il leur arriverait un bien grand mal si vous les faisiez mourir, et qu'ils deviendraient immortels si vous daigniez-leur laisser la vie. De tels hommes déshonorent la patrie; [35b] car ils donneraient lieu aux étrangers de penser que parmi les Athéniens, ceux qui ont le plus de vertu, et que tous les autres choisissent préférablement à eux-mêmes pour les élever aux emplois publics et aux dignités, ne diffèrent en rien des femmes; et c'est ce que vous ne devez pas faire, Athéniens, vous qui aimez la gloire; et si nous voulions nous conduire ainsi, vous devriez ne pas le souffrir, et déclarer que celui qui a recours à ces scènes tragiques pour exciter la compassion, et qui par-là vous couvre de ridicule, vous le condamnerez plutôt que celui qui attend tranquillement votre sentence.

Mais sans parler de l'opinion, il me semble que [35c] la justice veut qu'on ne doive pas son salut à ses prières, qu'on ne supplie pas le juge, mais qu'on l'éclaire et qu'on le convainque; car le juge ne siège pas ici pour sacrifier la justice au désir de plaire, mais pour la suivre religieusement: il a juré, non de faire grâce à qui bon lui semble, mais de juger suivant les lois. Il ne faut donc pas que nous vous accoutumions au parjure, et vous ne devez pas vous y laisser accoutumer; car les uns et les autres nous nous rendrions coupables envers les dieux. N'attendez donc point de moi, Athéniens, que j'aie recours auprès de vous à des choses que je ne crois ni honnêtes, ni justes, [35d] ni pieuses, et que j'y aie recours dans une occasion où je suis accusé d'impiété par Mélitus; si je vous fléchissais par mes prières, et que je vous forçasse à violer votre serment, c'est alors que je vous enseignerais l'impiété, et en voulant me justifier, je prouverais contre moi-même que je ne crois point aux dieux. Mais il s'en faut bien, Athéniens, qu'il en soit ainsi. Je crois plus aux dieux qu'aucun de mes accusateurs; et je vous abandonne avec confiance à vous et au dieu de Delphes le soin de prendre à mon égard le parti le meilleur et pour moi et pour vous.

 

Thưa quý công dân Athènes, tôi không cần phải tự bênh vực lâu hơn. Đối với tôi, điều vừa phát biểu đã đủ để chứng minh rằng cáo trạng của Mélètos là không có cơ sở, và tôi hoàn toàn vô tội. Còn về điều tôi đã thưa với quý vị ngay từ đầu – rằng tôi là nạn nhân của rất nhiều oán thù còn sôi sục – xin quý vị cứ tin thật như thế; và điều gây hậu hoạn cho tôi nếu chẳng may thất kiện, sẽ không phải là cá nhân Mélètos hay Anytos, mà chính là bệnh ganh ghét và tật phỉ báng đã từng hãm hại bao công dân tốt, và sẽ còn làm hại nhiều người khác nữa, bởi vì không hy vọng gì tai ương này sẽ ngừng lại ở tôi.

Có thể trong số quý vị, ai đó sẽ hỏi: Ông không xấu hổ đã đeo đuổi một sự tìm tòi ngày nay đang đặt ông trước nguy cơ mất mạng hay sao, Socrate?

Tôi có thể đối đáp rất hợp lý với vị nào đặt ra bắt bẻ ấy: ông bạn nhầm rồi, nếu ông tin rằng một người có chút giá trị nào đó phải biết cân nhắc may rủi sống chết, thay vì chỉ tự vấn lương tâm xem mình đã hành động công chính hay không, đã hành động như người tốt hay kẻ xấu trong mọi việc làm. Cứ nghe theo ông thì tất cả các vị bán thần đã chết trong trận vây hãm thành Troie đều dại dột cả, đặc biệt là Achille con của Thétis và Pélée, khi ông ta xem cái chết tựa lông hồng so với nỗi sống nhục. Nữ thần mẹ ông, khi thấy con nóng nảy tìm giết Hector, đã nhắc khéo bằng những lời sau, nếu tôi nhớ đúng: «Con ơi, nếu mi giết Hector để trả thù cho Patrocle, mi cũng sẽ chết ngay sau đó, vì đấy là cái số phận đang chờ đợi mi». Lời tiên tri ấy không ngăn cản ông vào sinh ra tử; rồi sợ sống hèn vì không trả thù bạn hơn tất cả, Achille đã gào thét:

 «Cho tôi chết ngay tại đây, miễn sao trừng phạt được kẻ đã giết Patrocle, thay vì cứ còng lưng ngồi chờ trên mũi thuyền, làm trò cười cho thiên hạ, làm một gánh nặng vô ích trên mặt đất». Theo ông, cư xử như thế là lo sợ trước hiểm nguy và cái chết chăng?

Thưa quý công dân Athènes, thật ra ta phải hành xử như thế mà thôi. Bất kỳ ai, khi đã chọn một vị trí mà mình cho là xứng đáng nhất, hay được bề trên đặt vào đấy, theo tôi, phải bảo vệ nó đến cùng, bất kể hiểm nguy hay chết chóc mà chỉ nghĩ đến danh dự. Vì thế, thưa quý vị, tôi sẽ cư xử thật kỳ quặc, nếu sau bao lần liều mạng cố thủ như chiến binh ở các vị trí đã từng được giới tướng lãnh của thành quốc đặt vào, như ở Potidée, ở Amphipolis và ở Délion, nay tôi lại đào ngũ vì sợ chết hay một nguy hiểm nào khác, khi chính thần Apollon ở đền Delphes bảo tôi phải sống cuộc đời triết gia suốt phần đời còn lại, để tự xét mình và xét người, như bản thân tôi đã tin và tự giải thích như thế. Đấy mới đúng là một cách ứng xử kỳ quặc, và đấy mới đúng là lúc phải truy tố tôi ra tòa như kẻ không sùng kính, không tin là có thần thánh, không vâng lời phán của Thần, sợ chết, ngu si đần độn mà tưởng mình thông thái hiểu biết. Bởi vì sợ chết, thưa quý vị, chẳng là gì khác hơn là tưởng mình biết điều mình không biết, là ảo tưởng hiểu biết chứ không phải hiểu biết thực. Thật vậy, không ai biết chết là gì, có phải là điều tốt lành nhất cho con người chăng;

y thế mà ai cũng sợ chết, như thể đã biết chắc chắn rằng nó là điều bất hạnh nhất. Có phải đấy là sự ngu dốt đáng cho ta xấu hổ nhất không, khi tưởng rằng biết điều mình không biết? Riêng đối với tôi, có lẽ tôi chỉ khác phần lớn người trần ở điểm ấy, và nếu tôi dám nghĩ rằng mình hiểu biết hơn họ chút đỉnh, thì đó chính là ở thái độ này: không biết là chuyện gì sẽ xảy ra sau khi lìa đời, tôi cũng không tưởng rằng mình biết chi về cõi   Hadès [21]. Nhưng điều tôi biết chắc chắn là: sống không công chính, không nghe lời kẻ hơn mình dù là thần hay người, là trái với bổn phận và danh dự. Đấy mới là điều xấu xa mà tôi sợ và tìm cách trốn tránh, bởi vì tôi biết rõ nó là điều xấu xa, chứ không phải những điều giả định là xấu xa trong khi có thể thực sự là tốt lành.

Vì thế, ngay cả trong trường hợp quý vị tha bổng tôi bây giờ, thay vì nghe theo chọn lựa mà Anytos đã đặt ra cho quý vị: hoặc đừng bao giờ truy tố Socrate, hoặc nếu đã lôi hắn ra tòa thì phải kết án tử chứ đừng để thoát; bằng không thì chính con cháu quý vị, từ lâu đã gắn bó với học thuyết Socrate như thế, chắc chắn sẽ ngày càng hư hỏng thêm, vô phương cứu chữa. Nếu quý vị nói với tôi: Này Socrate, chúng tôi bác bỏ luận điệu của Anytos và trả tự do cho ông, với điều kiện là: hoặc từ nay ông phải ngừng triết lý, bỏ thói quen tìm tòi chất vấn; hoặc ông sẽ bị xử tử, nếu vẫn quen tật cũ mà bị phát hiện trở lại. Vâng, nếu quý tòa phóng thích tôi với những điều kiện như trên, tôi sẽ trả lời không chút đắn đo: Thưa quý công dân  Athènes, tôi kính yêu quý vị, nhưng tôi quyết vâng lời thần hơn là tuân lệnh quý vị, và khi nào còn chút hơi sức, tôi sẽ không ngừng sống đời triết gia, khuyên nhủ và khuyến cáo quý vị, nói với bất cứ ai gặp gỡ trên đường bằng ngôn ngữ quen thuộc: Này bạn, là công dân Athènes, thành quốc tăm tiếng và lớn mạnh nhất về tinh thần cũng như vật chất, bạn không hổ thẹn chỉ lo làm giàu, tìm kiếm danh vọng mà xem thường việc trau dồi hiểu biết, tu dưỡng tâm hồn với đức hạnh hay sao? Và nếu có ai cho rằng mình vẫn luôn luôn chăm lo việc học hỏi và đức hạnh, tôi sẽ không vội tin lời anh ta, rồi không rời y một bước, tôi sẽ hỏi han, xem xét, thử thách anh ta, và nếu tôi phát hiện ra rằng y chỉ giả bộ chứ không có chút đức hạnh nào, tôi sẽ làm cho anh ta phải xấu hổ là đã đánh giá quá thấp những điều cao quý nhất, và quá cao những chuyện phù phiếm. Socrate này sẽ làm như thế với bất cứ ai tôi gặp, dù trẻ hay già, công dân hay ngoại kiều, nhưng nhất là với các công dân, bởi vì quý vị là đồng bào của tôi. Và xin quý vị hiểu cho: đấy là lệnh của Thần Apollon, và tôi tin rằng không thể có lợi ích nào lớn hơn cho thành quốc ta bằng nhiệt tình thực hiện lời Thần của tôi.

Thật vậy, khi lang thang khắp đường phố, tôi không đeo đuổi mục đích nào khác hơn là thuyết phục quý vị, không phân biệt già trẻ, rằng hãy chăm lo sự hoàn thiện của tâm hồn trước khi lo nghĩ về thân xác với của cải, và trước hết mọi thứ khác. Tôi không ngừng nói với quý vị rằng của cải không phải là đức hạnh, mà ngược lại, đức hạnh là của cải, và chính từ đức hạnh mà xuất phát mọi lợi ích công hoặc tư khác. Nếu phát biểu như thế là làm thanh niên hư hỏng, thì loại biểu văn trên đúng là độc dược; nhưng nếu có ai cho rằng tôi nói chi khác, thì người ấy nói láo, hay đánh lừa quý vị. Trước sự thể này, ngày nay tôi chỉ cần thưa với quý vị: có làm theo khuyến cáo của Anytos hay không, có trả tự do cho tôi hay không, không thành vấn đề; tôi sẽ chẳng bao giờ làm chuyện chi khác, dù phải bỏ mạng nghìn lần.

Thưa quý công dân Athènes, xin chớ xì xào và chịu khó lắng nghe đến cùng như tôi đã yêu cầu; sự nhẫn nại này sẽ không vô ích cho quý vị. Có thể tôi còn phải nói nhiều điều khác sẽ làm quý vị bực mình hơn, nhưng xin quý vị đừng để bị dao động bởi những cơn phẫn nộ. Hãy tin chắc rằng nếu quý vị xử tử tôi, quý vị sẽ gây thiệt hại cho chính quý vị hơn là cho tôi, nếu quả thật tôi là người như đã trình bày. Thật thế, cả Anytos lẫn Mélètos đều không thể hãm hại tôi; họ không thể làm được, bởi vì tôi không nghĩ rằng kẻ xấu ác lại có năng lực làm hại người tốt lành. Có thể họ làm cho tôi bị kết án tử, đi đày hay mất quyền công dân, và xem đấy như những bất hạnh lớn. Nhưng tôi không chia sẻ ý kiến này; đối với tôi, bất hạnh lớn nhất là điều mà những kẻ buộc tội tôi đang làm hôm nay: tìm cách đẩy người vô tội vào chỗ chết.

Giờ đây, thưa quý đồng hương, xin chớ nghĩ rằng tôi tự biện vì bản thân tôi như người ta có thể tưởng, mà chính là biện hộ cho quý vị, vì e rằng khi kết án tôi, quý vị sẽ xúc phạm đến vị Thần đã gửi tôi đến đây như một tặng phẩm cho thành quốc. Nếu bắt tôi phải chết, quý vị sẽ không tìm lại được dễ dàng một công dân khác như tôi, dường như đã được trói vào thành quốc như một con ruồi trâu trên lưng ngựa, dù sự so sánh này có vẻ lố bịch. Tuy to lớn và khỏe mạnh, nhưng lại nặng nề chậm chạp do chính sự dềnh dàng của mình, con ngựa cần được ruồi chích để thúc đẩy, kích thích. Giống như thế, dường như Thần đã trói tôi vào thành quốc để thức tỉnh, kích thích, quở trách mỗi công dân trong quý vị, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không ngừng, không nghỉ.

Một người như thế không dễ tìm. Và nếu quý đồng hương tin tôi, quý vị phải trả tự do cho tôi. Nhưng có thể là quý vị bực mình như bao kẻ bị đánh thức khi đang say ngủ, và nghe theo lời xúi bẩy của Anytos, sẵn sàng bắt tôi chết không chút đắn đo, rồi ngủ lịm triền miên trở lại, trừ phi vì lòng thương hại, Thần Apollon lại gửi đến một người khác để thay tôi. Dù sao, quý vị có thể nhận ra rằng chính Ngài đã gửi tôi như tặng phẩm cho thành quốc qua dấu hiệu này: có cái gì cao hơn con người trong sự kiện tôi đã lơ là với đời tư của mình trong bao năm liền để chăm sóc đời sống của quý vị, đến với từng người một như chỉ có bậc cha anh mới có thể làm, và không ngừng khuyến khích mỗi người luôn luôn trau dồi đức hạnh. Nếu tôi rút ra được chút lợi lộc gì hay đồng lương nào từ sự cổ võ ấy, hành động của tôi còn có thể giải thích được. Nhưng như quý vị thấy, ngay cả những kẻ đã truy tố, phỉ báng tôi với ngần ấy trâng tráo, cũng không đủ liều để thử tìm người làm chứng rằng tôi đã từng đòi hỏi được trả công dù chỉ một lần. Ngược lại, tôi có thể đưa ra một nhân chứng không thể phản bác rằng lời khai của tôi là hoàn toàn trung thực: đó là sự nghèo khó của chính Socrate này.

Nhưng có thể là thái độ bất nhất chăng, khi tôi cứ lang thang trên đường phố, can thiệp vào chuyện người khác, tự nguyện góp ý kiến cho mỗi người, mà chưa bao giờ có can đảm tham gia vào đại hội quốc dân, lên diễn đàn làm cố vấn cho thành quốc. Thưa quý đồng hương, điều đã ngăn cản tôi chính là một dấu hiệu của thần linh hay quỷ thần [22] mà nhiều người trong quý vị thường nghe tôi nhắc đến, mà Mélètos đã đùa cợt đem ra làm tội lỗi chính của tôi trong cáo trạng. Hiện tượng khác thường này đã xuất hiện từ khi tôi còn thơ; đấy là một thứ tiếng nói tôi chỉ nghe thấy khi nó muốn ngăn cản tôi làm điều dự định, nhưng không bao giờ khuyến khích tôi thực hiện điều gì. Nó luôn luôn phản đối mỗi khi tôi muốn tham gia vào chính trường, và phải nói là nó phản đối đúng và đúng lúc; bởi vì, xin quý vị biết cho: nếu làm chính trị thì Socrate này có lẽ đã bỏ mạng từ lâu rồi, và chắc chắn đã chẳng mang lại lợi ích gì cho cả quý vị lẫn cho bản thân mình. Và xin quý vị chớ nổi giận nếu tôi nói ra đây một sự thực: chẳng ai có thể sống sót nếu dám đương đầu với quý vị hay với bất kỳ một tập hợp quần chúng nào khác. Không, dù ở đây hay ở đâu, chẳng ai có thể thẳng thắn ngăn cản sự đam mê của số đông, không để nó dẫn đến những hành động bất hợp pháp hay bất công trong xã hội mà lại không hề hấn gì. Nếu muốn đấu tranh cho công lý mà không chết sớm, chỉ có cách là làm thường dân và không tham dự vào chính quyền.

Ở đây, tôi có thể đưa ra nhiều chứng cớ không thể chối cãi, không phải là lý luận mà là sự kiện, điều luôn luôn được quý vị trọng thị hơn. Xin lắng nghe những chuyện đã xảy ra cho tôi; quý vị tất sẽ hiểu rằng tôi không bao giờ nhượng bộ ai vì sợ chết khi làm bổn phận hay bảo vệ công lý, dù hành động như thế luôn luôn là đâu mặt với tử thần. Tôi sẽ nói với quý vị những điều quý vị không thích nghe, còn có thể xem là thói ba hoa của thuật biện luận thông thường; tuy nhiên, tất cả đều là sự thật.

Như quý công dân biết, công vụ duy nhất mà tôi đảm nhận cho đến nay là vai trò đại biểu. Khi đến lượt bộ tộc Antiochide mà tôi tùy thuộc nắm quyền điều khiển Hội Đồng Bộ Tộc, ngược với tất cả luật lệ thành quốc, quý vị khăng khăng đòi xử tập thể mười tướng lãnh đã không vớt xác những chiến binh bỏ mạng trong trận thủy chiến ở vùng đảo Arginuses; một sự bất hợp pháp mà quý vị công nhận và ân hận về sau. Nhưng lúc ấy, tôi là đại biểu duy nhất của thành quốc đã dám vạch ra sự vi phạm luật pháp đó, và biểu quyết chống quý vị. Mặc dù nhiều diễn giả liên tục đăng đàn doạ ngưng chức và đem tôi ra xử, trong khi quý vị không ngừng gào la kích thích họ, tôi vẫn thà chịu nguy nan đứng về phía pháp luật và công lý hơn là theo đuôi quý vị làm điều bất chính vì sợ gông cùm và tử thần. Chuyện trên xảy ra vào thời thành quốc còn dưới chế độ dân chủ. Khi nền chuyên chính của ba mươi bạo chúa được dựng lên, theo thói quen gây liên lụy cho càng nhiều người càng tốt khi hành xử độc ác, họ gọi tôi cùng bốn công dân khác đến dinh Tholos rồi sai chúng tôi đi Salamine bắt một công dân đối lập tên là Léon về hành quyết. Vào dịp đó, tôi cũng đã chứng minh, không phải bằng lời nói mà bằng hành động, rằng tôi xem cái chết tựa lông hồng, nếu quý vị cho phép tôi dùng lại thành ngữ đã nhàm tai này, rằng điều quan tâm duy nhất của tôi là tránh làm chuyện bất công và nghịch đạo, ngay cả quyền lực kinh khủng của ba mươi bạo chúa lúc ấy cũng không làm tôi nao núng. Ra khỏi dinh Tholos, tôi về thẳng nhà, trong khi bốn công dân kia đi Salamine tìm bắt Léon. Nếu chính quyền tàn bạo kia không bị lật đổ ngay sau đó, sự bất tuân của tôi chắc chắn đã đưa tôi đến chỗ chết. Điều này, không thiếu gì người trong số quý vị có thể xác nhận như nhân chứng.

Quý vị có thể tin nổi chăng là tôi vẫn cứ sống lâu như cho đến nay, nếu tham gia vào chính trường đồng thời sẵn sàng đạp lên tất cả để chỉ phục vụ công lý như kẻ toàn thiện? Thật khó lòng, thưa quý đồng hương; dù là tôi hay ai khác cũng không thể làm được.

Suốt đời, tôi luôn luôn sống như thế trước mắt mọi người, khi có dịp tham chính cũng như trong quan hệ riêng tư, không nhân nhượng bất kỳ ai khi công lý bị đe dọa, dù là bạo chúa hoặc thành phần mà kẻ vu khống tôi cố tình trình bày như đệ tử [23].

Tôi chưa hề xưng là thầy của ai, song nếu có ai muốn đàm thoại với tôi, muốn xem tôi thực hiện sứ mạng của mình như thế nào, tôi chưa bao giờ để họ thất vọng, bất luận già trẻ lớn bé.

Tôi không thuộc loại người chỉ phát biểu để lấy tiền và giữ im lặng khi không ai trả thù lao; không phân biệt giàu nghèo, tôi luôn luôn để mọi người chất vấn, hoặc trả lời câu tôi hỏi rồi nghe bàn luận, tùy theo sở thích của mỗi người. Nếu trong số công dân ấy, về sau có kẻ trở thành hoặc lương thiện, hoặc bất lương, thì tôi cũng không phải là người đáng được ca ngợi hay quở trách như nguyên nhân, bởi vì tôi chưa bao giờ hứa hẹn dạy dỗ ai, hay ban phát cho ai bài học nào cả. Và nếu có kẻ nào khẳng định đã từng nghe hay học riêng ở tôi chuyện gì ngoài những điều tôi vẫn phát biểu công khai trước mọi người, thì xin quý vị cứ yên trí rằng đấy chỉ là chuyện bịa đặt.

Chắc bây giờ quý vị đã hiểu vì sao nhiều người năng lui tới trò chuyện lâu dài với Socrate. Tôi đã giải thích rõ, với tất cả sự thực: đó là vì người ta thích nghe tôi khảo sát những kẻ tưởng mình thông thái nhưng thực ra chẳng có chút hiểu biết nào, và nhất định là cảnh tượng đó phải khá thú vị. Và cho tôi nhắc lại: tôi chỉ hành động như thế để thực hiện mệnh lệnh mà Thần đã truyền cho tôi qua lời phán, qua mộng triệu hay các phương tiện khác mà chưa thần linh nào đã dùng để truyền đạt ý muốn của mình cho người trần. Muốn biết những điều tôi vừa nói có đúng với sự thực hay không, quý vị có thể kiểm soát dễ dàng. Bởi vì nếu tôi có khả năng làm thanh niên hư hỏng và đã từng làm thế trong quá khứ thật, hẳn những nạn nhân của tôi nay phải nhận ra với tuổi tác rằng những điều tôi khuyên bảo họ thời trẻ là độc hại, và hoặc họ đích thân đến tòa đòi trừng phạt tôi, hoặc nếu không muốn tự tay làm việc ấy, nhờ cha anh hay thân nhân của họ thay mặt đòi trị tội. Dù sao, tôi thấy rất nhiều người có thể ở trong trường hợp trên tại đây. Đây là Criton, cùng tuổi và cùng bộ tộc với tôi, bố của Critobule; rồi Lysanias ở Sphettos, cha của Eschine; cả Antiphon ở Céphise, bố của Épigenès nữa. Kia là những người có anh hoặc em thường lui tới với tôi: anh em Nicostrate với Théodote, con của Théozotidès; anh em Paralios với Théagès, con của Démodocos; anh em Adimante với Platon, con của Ariston; anh em Acéantodore với Apollodore... Và tôi còn có thể nêu tên nhiều người khác nữa, tất cả đều có mặt. Lẽ ra Mélètos cũng phải mời ít nhất một người ra làm chứng cho ông ta; và nếu vì y không nghĩ đến, xin cứ mời bây giờ, tôi cho phép; nếu ông ta có thể đưa ra một nhân chứng buộc tội, xin cứ tự tiện. Nhưng quý vị sẽ thấy là ngược lại; họ đều sẵn sàng bênh vực tôi cả, tôi, kẻ đã làm hư hỏng con em họ, nếu phải tin lời Mélètos và Anytos. Có thể đúng là những thanh niên bị tôi quyến rũ đều có lý do để bảo vệ tôi, nhưng còn thân nhân họ mà tôi chưa hề quyến rũ nổi, tuổi tác lại cao, họ có lý do gì để bênh vực tôi, ngoài sự ngay thẳng và công chính, ngoài niềm tin rằng Mélètos gian dối trong khi Socrate tôi nói thực?

Thưa quý công dân Athènes, như thế tưởng cũng đã đủ. Vì những luận cứ mà tôi còn có thể dùng để tự vệ đại loại cũng tương tự.

Nhưng trong số quý vị, có thể có người bực mình với tôi, khi nhớ lại rằng trong một phiên xử ít nguy hiểm hơn, ông ta đã phải dầm dề nước mắt năn nỉ, van xin các vị thẩm phán, và để họ động lòng trắc ẩn, mang cả cha mẹ, con cháu, bạn bè ra trình diện trước tòa, trong khi tôi không làm như thế mặc dù tự biết đang phải đương đầu với nguy nan lớn nhất. Luẩn quẩn trong đầu, khác biệt ấy có thể làm ông ta cay đắng, và bực tức với cách hành xử của tôi, sẽ giận dữ bỏ phiếu kết án. Tôi không tin rằng có ai mang trong lòng sự ấm ức ấy, song nếu chẳng may mà có, tôi có thể nói lý với ông ta: này bạn, tôi cũng có bố mẹ, bởi vì nếu nói như Homère thì tôi sinh ra từ người chứ không phải từ cây sồi hay tảng đá. Về con cái, tôi cũng có ba đứa, một đã lớn, hai đứa kia còn nhỏ; tuy nhiên, tôi sẽ không mang chúng ra đây để xin quý vị xá tội. Không phải vì ngoan cố ngạo mạn, cũng không phải vì xem thường quý tòa; vấn đề cũng không phải là tôi gan dạ hay yếu đuối trước cái chết.

Thật ra, vì danh dự của tôi, của quý vị và của cả nền cộng hòa nữa, tôi thấy không nên dùng loại phương tiện đó, ở vào tuổi này và với tiếng tăm dù hư hay thực của tôi, bởi vì dù sao thì Socrate cũng còn hơn kẻ phàm phu đôi chút theo ý kiến của số đông. Nếu trong số quý vị có ai được xem là hơn người ở sự hiểu biết, lòng can đảm hay bất kỳ một đức hạnh nào khác mà lại hạ mình xử sự như thế thì quả là đáng xấu hổ; tuy nhiên, sự thực là tôi thường nhìn thấy lắm kẻ được xem là cao quý làm nhiều chuyện thấp hèn bất ngờ trước tòa, như thể bị kết án chết là bất hạnh khủng khiếp nhất, như thể là họ có thể sống bất tử nếu được tha. Hạng người như thế làm nhục thành quốc, bởi vì họ làm cho kẻ ngoại thành nghĩ rằng những nhân vật đã được dân Athènes này xem như đức hạnh nhất, hoặc chọn lựa để thay họ nhận lãnh các trách vụ và phẩm tước công cộng, thật ra chẳng khác gì đàn bà. Thưa quý tòa, đấy là điều mà những kẻ ít nhiều có tiếng tăm như chúng tôi không nên làm để giữ danh giá; và đấy là điều mà quý vị cũng không nên để cho xảy ra vì vinh dự của thành quốc, và nếu chúng tôi có lỡ làm, không nên chấp nhận, mà ngược lại phải trừng phạt rõ ràng bằng cách kết tội kẻ đã đến đây để mưu diễn các màn kịch thương tâm kia, và qua đó làm cho thành quốc trở thành lố bịch, thay vì kết án người bình tĩnh ngồi chờ án lệnh.

Nhưng thưa quý công dân Athènes, ngoài chuyện danh dự, đối với tôi công lý còn đòi hỏi rằng sự trắng án không thể đạt được nhờ van xin, rằng chúng ta không được xin xỏ, mà ngược lại, phải trình bày sự kiện và thuyết phục các vị thẩm phán. Bởi vì các vị không dự họp để biến công lý thành một ân huệ, mà để xét xem thế nào là công chính; quý vị đã tuyên thệ không xét xử tùy tiện theo lợi quyền hay sở thích mà theo luật lệ. Thế nên chúng tôi không thể làm cho quý vị quen thói bội thề, và quý vị cũng không nên tự để vướng vào thói quen đó, nếu không cả hai bên đều đắc tội với thần thánh. Như vậy, xin quý vị chớ trông đợi rằng tôi sẽ cầu viện đến loại phương tiện mà tôi xem là không lương thiện, không công chính, không sùng kính - nhất là khi đang bị Mélètos ngồi kia buộc tội không tin là có thần linh. Bởi vì, nếu tôi làm quý vị mềm lòng bằng lời van xin, và làm quý vị vi phạm lời tuyên thệ, chính lúc đó mới thật là tôi dạy quý vị sự bất sùng kính, và vì muốn tự vệ, đã vô tình tự buộc tội rằng mình không tin là có thần thánh. Nhưng thưa quý vị, sự thật hoàn toàn ngược lại. Tôi tin thần thánh hơn bất cứ ai trong số những kẻ buộc tội tôi. Và tôi tin tưởng tự đặt số phận vào tay quý tòa cùng vị Thần ở đền Delphes, chờ xem quyết định nào là tốt nhất, không chỉ cho tôi mà cho cả quý vị.

CHÚ THÍCH

[21] Trong thần thoại Hy Lạp, Hadès là tên vị thần cai quản âm cõi, và do đó, cũng là tên của cõi chết.

[22] Cái tiếng nói quỷ thần chỉ biết ngăn cản chứ không bao giờ khuyến khích Socrate làm điều gì ngày nay mang tên khác là lương tri..

[23]Socrate bị buộc tội đã làm thanh niên hư hỏng một phần lớn vì hành tung bất hảo của hai công dân thường lui tới với ông là Critias và Alcibiade. Về 2 nhân vật này, xem chú thích số 21 và 22 trong bài Phật và Socrate I của Phạm Trọng Luật

 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org   Phạm Trọng Luật