KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 10.     Chứng minh các hệ luận còn lại.

 

ý kiến của bạn

10.     Chứng minh các hệ luận còn lại.

Xin nhắc lại các hệ luận cần chứng minh trong phần Hậu Thiên:

a.       Chứng minh Trọng Nước: Tôi đã nói ở các phần trên. Nhưng có đồ hình trên trống đồng còn chỉ rõ hẳn trục Khảm-Ly. Chúng tôi dẫn ra sau.

b.      Chứng minh người xưa có chia trục Trời-Đất.

c.       Chứng minh có Trùng Quái. Cái này tôi đã chứng minh ở chương trên.

d.      Chứng minh từ bát quái (8 quái) mà trên đồ hình Hậu Thiên phải có ám chỉ 6 Trùng Quái.

e.       Và chung quy phải chứng minh được đồ hình chúng ta vừa suy luận ra là của người Việt Nam xưa.

f.        Một chứng minh nhỏ nữa là chứng minh việc hai quái trong Hậu Thiên được chồng lên nhau.

phần Hà Đồ:

a.       Trong các cổ vật của Việt Nam có ghi Hà Đồ.

b.      Có cho ta thấy Hà Đồ liên hệ đến Hậu Thiên.

c.       Có câu mẹ tròn con vuông (dĩ nhiên là của người Việt Nam ta, không hiểu vì sao người Trung Hoa lại lấy đó để gọi Hà Đồ là tròn mà Lạc Thư là vuông rồi họ lý luận loanh quanh để ra cái đồ hình quái dị). Tôi cho rằng Hà đồ có 4 cặp số, có ý sắp xếp lại theo hình vuông 8 ô. Và mẹ là ai? Chúng tôi luôn luôn dẫn chứng từ logic đến các triết lý tôn giáo chứng tỏ Mẹ là Thái Cực. Dạng của nó là Thái Cực đồ hình tròn, nên nói Hà Đồ có dạng hình vuông cũng vô cùng hợp lý. Từ đây, hãy chứng minh có tròn có vuông trong các cổ vật của Việt Nam ta. Điều này cũng được minh chứng bằng bức tranh Đông Hồ nổi tiếng “Đàn Lợn”.

d.      Có chứng cứ của số to ôm lấy số nhỏ.

Tất cả các hệ luận này đều đã được chứng minh rải rác ở các phần trên, chỉ còn phần HậuThiên f.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm về hệ luận d. Hệ luận d được chứng minh hoàn hảo bởi trống đồng Đông Sơn đã dẫn trên. Trống đồng Đông Sơn có sao 8 cạnh mà lại chỉ có 6 chim. Mà 6 chim lại có hai khoảng trống to hơn các khoảng trống khác chứng tỏ đó là điểm chia chữ S. Trong kho tàng trống đồng Việt Nam còn có nhiều trống đồng hiển thị điều này như: trống đồng Đội Rỗ, Hà Nội, Hòa Bình, Nông Cống (rất rõ ràng), Thiết Cường, Vĩnh Ninh, Yên Tập, Đa Bút, Định Công 1, Phú Xuyên….Trống Đồng Phú Xuyên có nhiều điểm khá lý thú:

a.       Có ngôi sao 14 cánh: Tượng trưng Hậu Thiên.

b.      Có 6 chim cũng ám chỉ 8 chuyển qua 6.

c.       Có 4 con long mã gần Trời tượng trưng Tứ Tượng.

d.      Có đường chia rõ ràng giữa hai nhóm 3 chim.

e.       Có hai chim đối đầu nhau: chim đối đầu lại là chim sau theo chiều chuẩn ám chỉ việc chồng lên nhau của hai quái để thành trùng quái. Chứng minh cho hệ luận f.

f.        Hai nhóm chim ngược chiều nhau tượng trưng cho chữ S thiêng liêng.

Trống đồng Đặc Giáo cũng là một trong những trống đồng số hoá toàn diện và rất khôn khéo. Có lẽ đây là trống đồng duy nhất số hoá toàn bộ Kinh Dịch. Hiển nhiên, muốn dịch được nó phải hiểu những nguyên tắc đơn giản: F1,8, Hậu Thiên tính từ Hà Đồ theo phương pháp số học đơn giản nhất. Cặp 5-10 cũng thể hiện ngay trong tâm. Nếu theo nguyên tắc tâm triều tâm và nghĩ Mặt Trời 10 cạnh thật ra là một vòng tròn + 10 cạnh hình tam giác. Cùng với 4 vòng tròn triều tâm chúng ta được cặp 5-10. Người nghệ nhân còn chu đáo nghĩ cách mã hoá ngôi chủ toạ Hậu Thiên là Khảm-Ly. Thật ra việc dùng các con sồ để diễn tả hết tất cả các đồ hình Dịch rất khó khăn. Anh có thể mã hoá tốt công thức 3-3---4-4, công thức Hà Đồ thì cũng khó làm thêm được Hậu Thiên. Nên mỗi nghệ nhân tìm cho mình một phương án tốt ưu để chuyển tải nhiều nhất nội dung Dịch. Trong trường hợp trống Đặc Giáo người nghệ nhân muốn thêm vào ngôi chủ toạ của trục Khảm-Ly. Lúc chúng tôi giải mã đồ hình này, chúng tôi ngạc nhiên nhất là 4 vòng tròn trước mỏ chim. Hầu hết, các vòng tròn đều được dùng để làm gì đó. Ví dụ các cụm 3, 3, 4, 4 chỉ Tiên Thiên. Còn các cụm 11 thì ghi thông điệp Hà Đồ, nhờ lý luận cụm lẻ, cụm chẵn thông qua số 3 và số 4 ngồi trên nó. Thế nhưng bốn vòng tròn trước mỏ các con chim để làm gì? Nó quá đối xứng làm chúng ta khó nghĩ ra mỗi vòng tròn biểu thị cho cái gì. Thế nhưng, nghệ nhân vẫn vẽ nó. Chỉ còn với một ý đồ là người ta đếm nó. Vậy các số ở ngoài bằng bao nhiêu: 3+3+4+4+4=18. Còn các số Nọc là các số 11 và 1 vòng tròn Mặt Trời. Vậy phần Nọc là 4x11+1=45. Viết bằng ngôn ngữ nhị phân ta được: 18=Thuần Khảm và 45=Thuần Ly. Như vậy, trống đồng Đặc Giáo đã mô tả ngôi chủ toạ của trục Khảm-Ly. Không những Khảm-Ly bình thường mà là Thuần Khảm-Thuần Ly. Có nghĩa lý Hậu Thiên có dính dáng đến trùng quái. Và Hậu Thiên Bát Quái được xây dựng nên từ việc trùng quái.

BẢNG TỔNG KẾT CÁC BẰNG CHỨNG VẬT THỂ

 

Hà đồ

Hậu thiên

 

 Điều cần chứng minh

Bằng chứng

 Điều cần chứng minh

Bằng chứng

a

Trong các cổ vật của Việt Nam có ghi Hà Đ.

Đặc Giáo, Thôn Mộng (số học 4*11+1), Sông Đà (số học 26+1+18), Đông Sơn (6,7,3,4), Ngọc Lũ: 1-6, 9-4, 7-2, 3-8. Và tranh Đông Hồ "Đàn lợn" nếu lý giải các đốm xoáy.

Trọng Nước

Hầu hết các trống đồng nếu xét tang trống. Trên mặt trống có Sông Đà qua quái xuyên trống là Khảm (26,1,18). Trống Đặc Giáo thì chỉ thị rõ trục Khảm-Ly qua số 45 và 18.

b

Có cho ta thấy Hà Đ liên hệ đến Hậu Thiên.

Sông Đà, Ngọc Lũ và bức tranh Đàn lợn.

có chia trục Trời-Đất

Sông Đà, Lũng Cú, Đông Sơn, Ngọc Lũ

c

Có câu mẹ tròn con vuông

Thôn Mộng

Chứng minh có Trùng Quái

Ngọc Lũ, Sông Đà với số 18, 16. Đặc giáo với số 45, 18. Miếu Môn

d

Có chứng cứ của số to ôm lấy số nhỏ.

Ngọc Lũ

Chứng minh từ bát quái (8 quái) mà trên đồ hình Hậu Thiên phải có ám chỉ 6 Trùng Quái.

Đông Sơn, Đội Rỗ, Hà Nội, Hòa Bình, Nông Cống (rất rõ ràng), Thiết Cường, Vĩnh Ninh, Yên Tập, Đa Bút, Định Công 1, Phú Xuyên

e

 

 

chứng minh được đồ hình (Hậu Thiên Bát Quái đúng đắn) chúng ta vừa suy luận ra là của người Việt Nam xưa.

Sông Đà, Lũng Cú, Ngọc Lũ

f

 

 

chứng minh việc hai quái trong Hậu Thiên được chồng lên nhau

Phú Xuyên

Như vậy, chúng tôi đã kết thúc việc chứng minh: “Các tiền đề của Kinh Dịch là của người  Việt Nam. Mà là các tiền đề đúng. Hoàn toàn không cần phủ lên đó bức màn huyền bí hay thần thoại.”.